Mục lục
Chiến lược marketing khách sạn là một chiến lược vô cùng quan trọng khi kinh doanh khách sạn, đặc biệt là các khách sạn 5 sao. Trong bài viết này Design Webhote sẽ giới thiệu với các bạn chiến lược marketing của khách sạn Melia nổi tiếng, để các bạn có thể tham khảo.
I. Giới thiệu về khách sạn Melia
Khách sạn Melia là một trong những khách sạn 5 sao nổi tiếng giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đi vào hoạt động năm 1999, cho đến nay Melia Hà Nội không những đứng vững được trên thường trường mà còn đang khẳng định được danh tiếng của mình bởi những dấu hiệu phát triển rất khả quan. Năm 2019, trong khuôn khổ giải thưởng Haute Grandeur Global Hotel Awards, Melia Hà Nội tự hào chiến thắng tại 2 hạng mục giải thưởng “Khách sạn hội nghị xuất sắc nhất thế giới” và “Khách sạn kinh doanh hàng đầu Việt Nam”. Có được kết quả như vậy, một phần rất quan trọng là nhờ triển khai hiệu quả chiến lược marketing của khách sạn Melia.
>>> Xem thêm: Chiến lược marketing khách sạn – quyết định sự thành công của khách sạn
II. Đánh giá chiến lược marketing của khách sạn Melia
1. Chiến lược sản phẩm
Khách sạn áp dụng linh hoạt chính sách marketing vào hoạt động kinh doanh và đạt được thành công, góp phần vào sự tồn tại và phát triển của khách sạn. Khách sạn nắm bắt được các thông tin cụ thể về môi trường kinh tế và điều kiện kinh doanh để đưa ra hệ thống sản phẩm độc đáo, chất lượng tốt với lợi thế về địa lý.
Ngoài dịch vụ chính là lưu trú, Melia Hà Nội thúc đẩy lợi nhuận bằng cách kết hợp với kinh doanh dịch vụ ăn uống đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ của khách hàng. Bên cạnh đó, khách sạn đã nắm bắt tốt nhu cầu của thị trường khi đưa vào hoạt động 7 phòng chức năng phục vụ tổ chức hội nghị, sự kiện, đem lại thành công rực rỡ.
Chất lượng phục vụ cũng như chất lượng thực phẩm, dịch vụ luôn được khách sạn chú trọng quan tâm và cải tiến thường xuyên. Đồ ăn, thức uống trong khách sạn nắm bắt được nhu cầu khách hàng và đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm.
2. Chính sách giá
Melia Hà Nội đưa ra các mức giá khác nhau phù hợp mức giá chung của thị trường. Đồng thời, khách sạn cũng có những chính sách thay đổi giá mềm dẻo linh hoạt, thích ứng được các khả năng thanh toán của khách hàng, sử dụng các chương trình khuyến mại kích thích khách hàng trải nghiệm dịch vụ khách sạn, tạo sự hấp dẫn với thị trường mục tiêu.
3. Chính sách phân phối
Hiện nay, khách sạn đang tồn tại 3 kênh phân phối ngắn. Trong đó kênh phân phối chiếm đến 60% tỷ trọng lượng khách hàng là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, các công ty tour trong nước và các công ty lữ hành quốc tế như Công ty Du lịch Sài Gòn Tourist, Hà Nội Toserco, công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội…
Kênh phân phối thứ 2 là Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, các công ty liên doanh Việt – Pháp liên kết với khách sạn, các doanh nghiệp Pháp có vốn đầu tư tại Việt Nam chiếm 23%. Du khách Pháp là đối tượng tiềm năng mà khách sạn đang hướng đến để nâng cao doanh thu.
Khách sạn cũng rất chú trọng đến phân phối qua Internet vì hình thức này ít tốn kém và mang lại hiệu quả cao. Thông qua internet, khách sạn giới thiệu được chi tiết đầy đủ thông tin về tầm nhìn, sứ mệnh, lịch sử hình thành, dịch vụ và đặc điểm phong cách khách sạn.
Bên cạnh đó, trên website khách sạn có tích hợp đặt phòng và thanh toán trực tuyến, thủ tục dễ dàng nhanh chóng, thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ lưu trú tại khách sạn.
4. Chính sách xúc tiến
Hoạt động xúc tiến được khách sạn chú trong ngay khi bắt đầu hoạt động kinh doanh. Các hình thức quảng cáo mà khách sạn sử dụng là quảng cáo trên truyền hình, báo chí, qua mạng internet… Cho đến nay, hình ảnh, ấn tượng, uy tín và tên tuổi của Melia Hà Nội đã trở nên phổ biến và trở thành nơi nghỉ ngơi đẳng cấp, địa điểm tổ chức hội thảo, sự kiện uy tín tại Hà Nội.
Trong hoạt động truyền thông quảng cáo, khách sạn luôn cố gắng tạo ra sự khác biệt, tránh dập khuôn về hình thức, nội dung, đặc biệt với những chiến lược quảng cáo của đối thủ cạnh tranh. Các nhà quản lý khách sạn cũng giành sự quan tâm và ngân sách lớn cho hoạt động quảng cáo. Theo giám đốc bộ phận Sale & Marketing, khách sạn chi ra 20 – 30% doanh thu cho hoạt động quảng cáo tùy từng thời điểm khác nhau.
Nhìn chung, khách sạn Melia luôn linh hoạt, tự chủ trong các chiến lược kinh doanh của mình. Các chính sách và chiến lược marketing của khách sạn Melia từ trước đến nay đều đi đúng hướng và đem lại nguồn lợi nhuận ngoài mong đợi cho các chủ đầu tư.
Trên đây là chiến lược marketing của khách sạn Melia, rất mong bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công!!!
>>> Thông tin hữu ích: Marketing mix trong khách sạn là gì? Một số chiến lược marketing mix tiêu biểu