Mục lục
Kinh doanh khách sạn, nhà hàng luôn là ngành hot trong thời điểm hiện tại, khi dịch vụ đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Vậy kinh doanh như thế nào để hiệu quả? Hãy tham khảo ngay một số kinh nghiệm dưới đây.
Thứ nhất, quản lý là yếu tố then chốt
Người quản lý là vị trí quan trọng trong các nhà hàng và khách sạn.Theo Isadore Sharp – CEO khách sạn nổi tiếng Four Seasons, một nhà quản lý tài giỏi không chỉ cần chuyên môn cao mà còn có kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt, thuyết phục và truyền cảm hứng cho nhân viên dưới quyền mình thực hiện theo mục tiêu của khách sạn bằng chính khả năng của họ. Để có khả năng thuyết phục, nhà quản lý phải là người tin cậy, để được tin cậy, họ phải xây dựng được uy tín và để có được uy tín thì cần trung thực trong cả lời nói và hành động.
Khách sạn, nhà hàng có quy trình quản lý minh bạch và rõ ràng giúp định hướng hoạt động của nhân viên. Để hỗ trợ quá trình quản lý chính xác và tiện lợi hơn, nhà quản lý hoặc chủ đầu tư có thể tự động hóa bằng việc sử dụng các phần mềm quản lý nhà hàng, khách sạn. Phần mềm quản lý khách sạn nhà hàng là sự tích hợp của nhiều chức năng khác nhau phục vụ cho nhu cầu công việc của nhà quản trị như quản lý nhân viên, đặt phòng khách sạn, đặt món, kế toán thu – chi,… giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra những biện pháp để nâng cao lợi nhuận.
>>> Tham khảo thêm: Những điều cần biết trong quản lý và kinh doanh khách sạn
Thứ 2, xác định mục tiêu rõ ràng
Mục tiêu của khách sạn, nhà hàng là những hoạt động, tiêu chuẩn được đặt ra và bắt buộc phải thực hiện thành công. Xác định mục tiêu rõ ràng khuyến khích nhân viên thực hiện công việc có hiệu quả đồng thời cho phép quản lý theo dõi hiệu quả hoạt động của nhân viên. Người quản lý sẽ là nhân tố quan trọng xác định mục tiêu đã thành công hay chưa, nếu chưa cần đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời.
Thứ 3, chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên
Sản phẩm của nhà hàng, khách sạn chủ yếu là các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, vì vậy nhân viên là người trực tiếp làm việc và tiếp xúc với khách hàng thường xuyên. Chất lượng chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ của nhân viên là yếu tố xây dựng giá trị cho khách sạn. Nói một cách dễ hiểu, khi khách hàng đến sử dụng dịch vụ của khách sạn, nhà hàng nếu thái độ nhân viên không lễ phép, hời hợt, khả năng họ quay lại là bằng không. Tệ hơn, trong một số trường hợp, khách hàng sẽ review về cảm nhận tiêu cực của họ trên các kênh cộng đồng, khi đó hình ảnh khách sạn, nhà hàng trong mắt công chúng sẽ “tuột dốc không phanh” và rất khó để có thể phục hồi được.
Thứ 4, tận dụng triệt để lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh gồm 2 phần chính, một là khoảng cách với khách hàng, hai là lợi thế về địa điểm. Ví dụ một khách sạn có dịch vụ cao cấp, lợi thế về sản phẩm nhưng trong giai đoạn hoặc thời điểm phải chịu rào cản về nhập cảnh sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh.
Nhà quản trị cần sử dụng các biện pháp tối ưu lợi thế cạnh tranh của khách sạn. Điều này có thể bao gồm đánh giá từ quy trình kênh phân phối, phân tích nhân khẩu học để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thứ 5, xây dựng chiến lược marketing và quảng bá cho khách sạn
Bất cứ loại hình kinh doanh nào cũng cần hoạt động marketing và kinh doanh khách sạn, nhà hàng cũng không ngoại lệ. Bên cạnh những công cụ quảng cáo truyền thống như phát tờ rơi, banner ngoài trời, khách sạn có thể sử dụng kết hợp với các công cụ trực tuyến như quảng cáo qua Facebook, Email. Google. Đây là những công cụ không đòi hỏi ngân sách quá lớn nhưng mang lại hiệu quả tốt cho hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà hàng.
>>> Thông tin chi tiết: Chiến lược marketing khách sạn – quyết định sự thành công của khách sạn
Kinh doanh khách sạn, nhà hàng đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Hãy chắc chắn rằng bạn có hiểu biết thấu đáo về các thông tin trong lĩnh vực này để gia tăng lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh. Chúc bạn thành công!