Mục lục
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh khách sạn cũng có những bước phát triển vượt bậc, tạo nguồn lợi nhuận hấp dẫn cho các chủ đầu tư. Bạn đang có ý định kinh doanh khách sạn nhưng chưa biết “kinh doanh khách sạn đòi hỏi vốn đầu tư lớn” và “chi phí kinh doanh khách sạn là bao nhiêu”. Vậy thì hãy đọc ngay bài viết này của Design Webhotel nhé!
I. Đặc điểm kinh doanh khách sạn
Khách sạn hiện nay là một ngành rất sôi động, kinh doanh khách sạn có những đặc điểm dưới đây mà bạn cần biết để có cái nhìn tổng quan nhất trước khi bắt đầu với lĩnh vực này.
1. Sản phẩm kinh doanh chủ yếu là dịch vụ
Sản phẩm chủ yếu mà khách sạn cung cấp là các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí,.. là những sản phẩm chỉ xuất hiện khi khách hàng sử dụng dịch vụ của khách sạn. Chính vì vậy, chất lượng dịch vụ gắn liền với trải nghiệm khách hàng, đây là điều mà bất cứ doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nào cần lưu ý để cạnh tranh trên thị trường.
2. Đa dạng đối tượng khách hàng
Khách hàng của khách sạn rất phong phú, thuộc nhiều tầng lớp, địa vị xã hội, tuổi tác và quốc gia khác nhau. Mỗi khách sạn không thể đáp ứng tất cả các tập khách hàng, nhà quản lý cần xác định tập khách hàng mục tiêu phù hợp, nghiên cứu đặc điểm nhân khẩu học, tâm lý và hành vi khách hàng để phục vụ tốt hơn.
3. Các nguồn lực trong kinh doanh khách sạn
Đây là một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công cho hoạt động kinh doanh của khách sạn. Các yếu tố đó có thể bao gồm: khả năng sử dụng tài nguyên thiên nhiên, địa điểm xây dựng khách sạn, tính thẩm mỹ, nguồn vốn đầu tư ban đầu và đội ngũ nhân viên trong khách sạn. Để kinh doanh hiệu quả đòi hỏi nhà quản lý phải sử dụng kết hợp phù hợp các yếu tố trên, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cốt lõi cho khách sạn so với các đối thủ trên thị trường.
>>> Tham khảo thêm: Những điều cần biết trong quản lý và kinh doanh khách sạn
II. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi vốn đầu tư lớn không?
Bất kể bạn muốn kinh doanh khách quy mô nhỏ hay một khách sạn lớn hàng trăm phòng, thì nguồn vốn đầu tư ban đầu là vấn đề quan trọng cần quan tâm. Để thực thiết kế, thi công khách sạn, thuê đất, mua sắm trang thiết bị, chủ đầu tư cần bỏ ra một lượng tiền nhất định, tùy vào nguồn lực có sẵn (nhân sự, đất đai…) và quy mô khách sạn. Không có mức chính xác vốn đầu tư trung bình ngành là bao nhiêu vì chi phí nằm trong phạm vi rộng dựa trên giá trị của tài sản và vật liệu được xây dựng được sử dụng.
Với những khách sạn cao cấp, quy mô lớn như resort, khách sạn thương mại, vốn đầu tư ban đầu thường rất lớn vì họ phải chi trả rất nhiều chi phí để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến. Ngoài kinh doanh dịch vụ lưu trú, khách sạn lớn sẽ cần đầu tư thêm rất nhiều các dịch vụ bổ sung như spa, chăm sóc sức khỏe, bar, nhà hàng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Ngược lại, với chủ đầu tư có nguồn vốn ban đầu thấp muốn thu hồi được vốn nhanh có thể đầu tư vào loại hình khách sạn mini hoặc khách sạn nhỏ. Mô hình này thường phục vụ đối tượng chủ yếu là khách hàng bình dân nên không yêu cầu quá cầu kỳ về thiết kế và các trang thiết bị. Số lượng phòng nghỉ của khách sạn nhỏ chỉ trong khoảng 10 – 50 phòng, phù hợp với chủ đầu tư có quỹ đất nhỏ nhưng muốn tham gia kinh doanh khách sạn.
>>> Xem ngay: Kinh doanh khách sạn nhỏ, khách sạn mini – những điều cần biết
III. Chi phí kinh doanh khách sạn là bao nhiêu?
Về góc độ kinh tế, thống kê và tiết kiệm được các chi phí là biện pháp để doanh nghiệp tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, các hoạt động trong khách sạn vô cùng phong phú và mang tính thời vụ cao, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử. Chính vì vậy tính toán được các chi phí trong khách sạn là vấn đề rất quan trọng để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của khách sạn.
1. Các loại chi phí trong khách sạn
Các loại chi phí trong khách sạn bao gồm:
- Chi phí chung: tiền điện, nước, dịch vụ internet,…
- Chi phí khấu hao tài sản hàng tháng: cơ sở vật chất (nóng lạnh, điều hòa, giường,…), và các máy móc phục vụ cho kinh doanh khách sạn
- Chi phí nhân công: lương, thưởng, cho quản lý, nhân viên kinh doanh, lễ tân, nhân viên an ninh,… và các chi phí thuê ngoài phát sinh.
- Chi phí trang thiết bị dùng trong phòng: khăn mặt, giấy khô, dầu gội, sữa tắm,…
- Chi phí khách bằng tiền: bao gồm các khoản chi phí khác phát sinh bằng tiền chưa được phản ánh ở các khoản mục chi phí trên như chi phí tiếp khách, sự kiện, hội nghị,…
Xác định khoảng chính xác các chi phí này giúp việc điều hành, quản lý khách sạn được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Phân tích chi phí giúp các nhà quản lý hiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng từng yếu tố, hỗ trợ đưa ra những quyết định chiến lược kinh doanh đúng đắn trong việc vận dụng kết hợp nguồn vốn, trang thiết bị và nguồn nhân sự.
2. Các biện pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh khách sạn
Trong một vài năm gần đây, ngành du lịch khách sạn chứng kiến sự tham gia và hoạt động của rất nhiều cá nhân, tổ chức, dẫn đến cạnh tranh gay gắt. Các khách sạn đang cố gắng để đảm bảo hoạt động kinh doanh bằng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, từ đó thu được lợi nhuận. Trong điều kiện kinh doanh như hiện nay, doanh nghiệp cần tối ưu hóa các chi phí để phát huy tối đa hiệu quả kinh tế trong kinh doanh khách sạn.
Các biện pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh mà khách sạn có thể thực hiện là:
– Giảm tỷ suất chi phí
Tỷ suất chi phí là tỷ lệ phần trăm so sánh giữa tổng chi phí kinh doanh khách sạn và doanh thu đạt được trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp. Nói một cách dễ hiểu, trong một thời gian xác định bất kỳ, để đạt được 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu chi phí. Chính vì vậy, giảm tỷ suất chi phí nói chung giúp doanh nghiệp gia tăng mức lợi nhuận hằng năm.
– Xác định kế hoạch chi tiêu hợp lý
Các chi phí cần được xác định dựa trên mức chi trả và lợi nhuận của chủ đầu tư. Xây dựng bản kế hoạch chi tiêu áp dụng trong quá trình kinh doanh khách sạn giúp doanh nghiệp kiểm soát được các khoản phí đầu ra cố định và phát sinh hằng năm, từ đó xác định được mức chi tiêu cho từng bộ phận, từng dịch vụ của khách sạn.
– Lập dự toán, báo cáo chi phí
Bạn cần lập dự toán, báo cáo chi phí thường xuyên (hàng ngày, hàng tháng, hàng năm) để quản lý khách sạn, cập nhật tình hình chi tiêu sát xao và kịp thời, từ đó khai thác được khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp tối ưu chi phí cho khách sạn.
>>> Xem ngay: Bật mí kinh nghiệm và bí quyết kinh doanh khách sạn thành công
Chắn chắn rằng qua bài viết này bạn đã biết được “Kinh doanh khách sạn đòi hỏi vốn đầu tư lớn không?” và “chi phí kinh doanh khách sạn như thế nào”. Rất mong những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!