Mục lục
Kinh doanh khách sạn là lĩnh vực hứa hẹn mang lại nguồn lợi nhuận hấp dẫn cho chủ đầu tư. Nếu bạn đang ấp ủ một dự án khách sạn tiềm năng trong thời gian tới thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích để bắt đầu kinh doanh khách sạn cũng như các bước kinh doanh khách sạn dưới đây nhé.
I. Kinh doanh khách sạn là gì?
Trước khi kinh doanh một lĩnh vực nào đó thì việc hiểu một cách bao quát khái niệm về ngành nghề đó là điều rất cần thiết. Vậy khách sạn là gì? Kinh doanh khách sạn là làm gì?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khách sạn là cơ sở lưu trú có tối thiểu 10 phòng ngủ, với đầy đủ trang thiết bị thiết yếu như giường, chăn ga gối đệm, hệ thống điện, cung cấp nước và thoát nước, đảm bảo các điều kiện về an ninh công cộng, phòng cháy chữa cháy.
Kinh doanh khách sạn chủ yếu cung cấp các dịch vụ lưu trú và một số dịch vụ đi kèm như ăn uống, spa, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe,… đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Có rất nhiều loại hình khách sạn hiện nay như khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn thương mại, khách sạn sân bay, căn hộ khách sạn… Bạn có thể lựa chọn loại hình và các dịch vụ khách sạn phù hợp với nguồn lực và mong muốn của mình.
II. Cần làm gì để bắt đầu kinh doanh khách sạn?
Có rất nhiều quy mô và loại hình khách sạn khác nhau mà bạn có thể lựa chọn cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, đừng vội vàng quyết định kinh doanh mà chưa xác định những điều kiện cần thiết sau đây.
1. Ý tưởng kinh doanh khách sạn là gì?
Tại bước này bạn cần trả lời các câu hỏi như: Bạn dự định kinh doanh loại khách sạn gì? Khách sạn của bạn sẽ có điều gì đặc biệt không? Ý tưởng kinh doanh khách sạn của bạn có khả thi không… Tại bước này bạn cũng cần nghiên cứu và phân tích về ngành kinh doanh khách sạn hiện nay để nắm bắt được tình hình trên thị trường (tiềm năng, cơ hội, thách thức, khó khăn…).
2. Đặt khách sạn ở đâu
Bạn có thể lựa chọn xây dựng khách sạn ở bất cứ địa phương nào, nhưng để đảm bảo lượng khách nhiều nhất, khách sạn nên được xây dựng ở gần các điểm du lịch hoặc những khu vực dân cư tập trung đông đúc.
Lựa chọn địa điểm chính xác chiếm đến 40% hiệu quả hoạt động của khách sạn. Bạn có thể tham khảo ý kiến từ phiếu khảo sát của khách hàng và lời khuyên của các chuyên gia trong ngành. Những kinh nghiệm của họ rất hữu ích để bạn đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.
3. Xác định vốn đầu tư và chi phí hoạt động
Vốn đầu tư thiết kế thi công xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho khách sạn là rất lớn. Chính vì vậy, bạn cần xác định nguồn vốn có thể huy động từ đâu và bao nhiêu. Nguồn vốn cũng là một trong những yếu tố để quyết định lựa chọn những loại hình kinh doanh phù hợp.
Với nguồn vốn thấp, khả năng hoàn vốn nhanh, chủ đầu tư có thể lựa chọn kinh doanh khách sạn quy mô nhỏ, trang thiết bị cơ bản như giường, nóng lạnh, điều hòa,… Ngược lại, với dự án có quy mô lớn hàng trăm phòng, cơ sở vật chất hiện đại đòi hỏi nguồn vốn lớn, khả năng xoay vòng vốn cao và mức lợi nhuận thu được hằng năm lớn hơn.
Chi phí hoạt động kinh doanh khách sạn có thể chia thành nhiều loại, bao gồm chi phí cố định hàng tháng (điện, nước, chi phí nhân công, chi phí thuê đất,…), chi phí quảng cáo, truyền thông , chi phí khấu hao cơ sở vật chất và các chi phí phát sinh khác. Nếu muốn bắt đầu kinh doanh khách sạn, bạn cần lên dự trù chi phí phù hợp và sử dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí để đảm bảo nguồn lợi nhuận.
4. Lên kế hoạch kinh doanh khách sạn
Từ những yếu tố trên, bạn có thể đưa ra một bản kế hoạch kinh doanh phù hợp với mong muốn và nguồn lực bên trong của doanh nghiệp. Một kế hoạch rõ ràng là điều cần thiết để bắt đầu kinh doanh khách sạn và kinh doanh thành công. Nó sẽ giúp bạn vạch ra chi tiết cụ thể về khách sạn của bạn và khám phá ra những điều chưa biết.
>>> Xem thêm: Muốn kinh doanh khách sạn cần những gì? Kinh doanh khách sạn cần điều kiện gì?
III. Các bước kinh doanh khách sạn cụ thể
1. Đăng ký và xin cấp giấy phép kinh doanh
Đây là bước cần thiết để khách sạn của bạn tránh trường hợp kinh doanh trái phép. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh khách sạn bao gồm:
- Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh khách sạn (đối với doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh khách sạn) hoặc giấy phép đầu tư (nếu là các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài).
- Bản kê khai cơ sở vật chất, các trang thiết bị sử dụng
- Bản kê khai danh sách các cán bộ, công nhân viên của cơ sở
- Giấy chứng nhận sức khỏe của các cán bộ, các công nhân viên theo quy định
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp mặt bằng
Trước khi xin giấy phép kinh doanh nhà nghỉ, bạn cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn đăng ký kinh doanh khách sạn. Đó có thể là công ty cổ phần hoặc có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân.
>>> Thông tin chi tiết: Đăng ký kinh doanh khách sạn ở đâu? Thủ tục và hồ sơ xin giấy phép như thế nào?
2. Xây dựng chiến lược kinh doanh
Nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng tiềm năng
Khách hàng là đối tượng chính mang lại doanh thu cho khách sạn. Xác định đúng tập khách hàng mục tiêu và đề cao trải nghiệm khách hàng là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp. Có thể nghiên cứu và phân tích khách hàng dựa trên các đặc trưng phổ biến như: tuổi tác, giới tính, hành vi, sở thích, thói quen đặt phòng,…Dựa trên những đặc điểm này, bạn có thể xác định khách hàng có nhu cầu gì và làm thế nào để thỏa mãn chúng. Khách hàng hài lòng sẽ quay lại với bạn nhiều lần và trở thành người truyền thông miễn phí cho khách sạn.
Với những đặc trưng hấp dẫn của kinh doanh khách sạn kéo theo sự cạnh tranh trên thị trường gay gắt. Điều mà chủ khách sạn cần làm là nắm được đối thủ cạnh tranh của mình là ai? Họ đã và đang làm gì để thu hút khách hàng? Lợi thế cạnh tranh cốt lõi của khách sạn so với đối thủ là gì? Từ những dữ liệu thu thập được, bạn có thể đưa ra những quyết định chính xác với mức chi phí ít nhất.
>>> Thông tin hữu ích: Chiến lược kinh doanh khách sạn hiệu quả mà bạn cần biết
Xây dựng chiến lược cạnh tranh, chiến lược marketing chi tiết
Trên cơ sở phân tích thị trường và khách hàng, việc cần làm tiếp theo là đưa ra bản kế hoạch chiến lược chi tiết trong thời gian tới để bắt đầu kinh doanh khách sạn.
Để thu hút được khách hàng trong giai đoạn đầu tiên, bạn cần xây dựng chiến lược marketing độc đáo, thông điệp marketing có độ lan truyền cao phù hợp với định vị của khách sạn. Có nhiều hình thức để bạn truyền tải thông điệp. Nó có thể là những tờ rơi, poster, catalogs, event,… Hay những phương tiện online, đặc biệt là mạng xã hội. Bạn có thể sử dụng kết hợp chúng dựa trên nguồn lực của khách sạn để gia tăng độ nhận biết với công chúng mục tiêu, từ đó nâng cao doanh số và lợi nhuận.
>>> Thông tin chi tiết: Chiến lược marketing khách sạn – quyết định sự thành công của khách sạn
3. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh khách sạn và đề xuất giải pháp trong thời gian tới
Kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động của khách sạn giúp nhà quản lý nắm bắt kịp thời các rủi ro để đưa ra biện pháp phòng tránh và xử lý. Chủ khách sạn có thể phân quyền trách nhiệm cho nhân viên của mình, khuyến khích phát hiện những lỗ hổng trong khâu quản lý và vận hành, từ đó rút ra kinh nghiệm thực tiễn để sửa chữa trong những chiến lược sắp tới.
Với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch và dịch vụ trong những năm gần đây thì kinh doanh khách sạn là lĩnh vực ẩn chứa nhiều thời cơ và thách thức.
Rất mong ràng với những kinh nghiệm để bắt đầu kinh doanh khách sạn và các bước kinh doanh khách sạn trong bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc bạn kinh doanh thành công!