Bật mí kinh nghiệm và bí quyết kinh doanh khách sạn thành công

Bật mí kinh nghiệm và bí quyết kinh doanh khách sạn thành công

Kinh doanh khách sạn đang là ngành dịch vụ không thể thiếu trong sự phát triển của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên trong thời thế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, muốn kinh doanh hiệu quả, đòi hỏi bạn phải có chiến lược kinh doanh phù hợp, phát triển khách sạn đúng hướng đã vạch ra. Cùng tham khảo những kinh nghiệm kinh doanh khách sạn và bí quyết kinh doanh khách sạn mà Design Webhotel giới thiệu ở bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

I. Muốn kinh doanh khách sạn cần “trang bị” những kinh nghiệm gì?

1. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Theo những người có kinh nghiệm kinh doanh khách sạn, muốn kinh doanh khách sạn được lâu dài thì khách sạn bạn cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu hướng đến. Vì đây sẽ là nguồn doanh thu chính của kinh doanh khách sạn. Việc xác định khách hàng mục tiêu vô cùng quan trọng, bởi:

– Đối tượng khách hàng đặt phòng khách sạn rất rộng: khách vãng lai, khách du lịch theo đoàn, khách thăm thân, khách quốc tế, khách công vụ,… Nên xác định đối tượng khách hàng cụ thể giúp khách sạn tập trung vào khai thác nguồn khách hàng đó, tránh khai thác tràn lan, không hiệu quả. 

– Tập trung khai thác khách hàng mục tiêu vừa không sợ bỏ lỡ khách hàng tiềm năng, vừa nâng vị thế của khách sạn trên thị trường dịch vụ du lịch.

Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn
Để kinh doanh hiệu quả cần xác định được khách hàng mục tiêu của khách sạn
  • Ví dụ: Khách hàng bạn chỉ nhắm đến khai thác khách hàng công vụ Nhật Bản sang Việt Nam công tác thì sẽ ưu tiên đối tượng khách hàng đó đặt phòng trước, sau đó mới đến các đối tượng khách hàng khác. Với mỗi đối tượng khách hàng sẽ có những đặc điểm riêng, chỉ khi khách sạn nắm bắt tâm lý khách hàng thì mới mang đến dịch vụ tốt nhất. Như vậy thì khi nhắc đến khách sạn chuyên đón khách công vụ thì khách hàng sẽ nhớ ngay đến khách sạn của bạn.

2. Sản phẩm, dịch vụ khách sạn cung cấp luôn được đảm bảo phù hợp các tiêu chí

Khi kinh doanh bất cứ sản phẩm, dịch vụ gì phải đảm bảo sản phẩm ấy luôn được phục vụ tốt nhất. Sản phẩm hay dịch vụ khách sạn ở đây có thể là phòng nghỉ, dịch vụ ăn uống tại nhà hàng của khách sạn, dịch vụ Spa, giặt là,… tùy vào quy mô của mỗi khách sạn.

– Khách sạn bạn phải đảm bảo độ an toàn của cơ sở vật chất, trang thiết bị. Tức là thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị điện, điện tử, đường ống nước,… có trong phòng nghỉ, tránh gây ảnh hưởng đến quá trình nghỉ ngơi của khách hàng.

– Dịch vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng nghỉ luôn được vệ sinh sạch sẽ, cũng cấp đầy đủ các đồ dùng trong phòng (khăn tắm, kem đánh răng, nước uống miễn phí cho khách,…); dịch vụ giặt là cũng phải đảm bảo nhiệt độ trong quá trình là phù hợp với chất liệu quần áo của khách hàng.

Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn
Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất tại khách sạn

Tóm lại, sản phẩm hay dịch vụ khách sạn cũng cấp cho khách hàng luôn là sản phẩm chất lượng, phù hợp với tiêu chí đánh giá theo quy mô của khách sạn.

3. Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

Đối với ngành dịch vụ nói chung và ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng, yếu tố nhân sự luôn là yếu tố then chốt đi đôi với chất lượng dịch vụ. Theo nhiều ý kiến của khách hàng, họ thường quay lại sử dụng dịch vụ của khách sạn là do sự niềm nở, phục vụ nhiệt tình của đội ngũ nhân viên. 

Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn
Đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cho khách sạn

Do vậy, kinh nghiệm kinh doanh khách sạn hiệu quả là bạn phải xây dựng được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Thông qua những đợt đào tạo, đánh giá nhân viên của từng bộ phận, để biết nhân viên của mình mạnh điểm nào, yếu điểm nào; sau đó đưa ra những quy định thưởng – phạt công bằng nhằm thôi thúc nhân viên có động lực trong công việc. Bên cạnh đó nên trao quyền vào tay nhân viên có tố chất, một phần thể hiện sự tin tưởng của chủ khách sạn, một phần để nhân viên của mình có trách nhiệm, cố gắng hơn nữa trong công việc. Khi có lộ trình phát triển công việc rõ ràng rồi thì chắc chắn nhân viên của bạn sẽ luôn làm việc “có tâm”, đội ngũ nhân sự của khách sạn càng ngày càng vững mạnh.

4. Chiến lược kinh doanh khách sạn cụ thể, rõ ràng

Chẳng có khách sạn nào cứ ở đó mà khách hàng có thể tự tìm đến nếu không có những chiến lược kinh doanh cụ thể. Vì khách sạn khác với những ngành nghề khác, kinh doanh khách sạn mang tính thời vụ nên cần có chiến lược kinh doanh cụ thể.

Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn
Chiến lược kinh doanh cụ thể cho từng giai đoạn

– Mùa cao điểm: thời điểm này khách sạn có nguồn khách dồi dào, giá có thể để ở giá cao nhất để cạnh tranh với các đối thủ, đồng thời sàng lọc được danh sách khách hàng tiềm năng.

– Mùa thấp điểm: ở thời điểm này thường vắng khách nên đây là lúc các khách sạn nên đưa ra những chương trình khuyến mại đặc sắc, chăm sóc thật tốt nguồn khách hàng cũ. Đồng thời đẩy mạnh chất lượng dịch vụ và phục vụ của khách sạn. 

– Thời điểm giao giữa mùa thấp điểm và cao điểm: đây là cơ hội tốt để “tung ra” những gói kích cầu du lịch, chuẩn bị tốt để vào mùa vụ.

>>> Có thể bạn chưa biết: Muốn kinh doanh khách sạn cần những gì? Kinh doanh khách sạn cần điều kiện gì?

II. Bí quyết nào giúp kinh doanh khách sạn thành công?

1. Thiết kế website khách sạn chuyên nghiệp thu hút khách hàng

Với thời đại công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, con người ưa thích sự tiện ích, nhanh chóng nên có xu hướng tìm hiểu thông tin trên các công cụ tìm kiếm trước khi đi du lịch, vậy khách sạn của bạn đã có cho mình một website nổi bật chưa?

Thiết kế website khách sạn là một trong những bí quyết kinh doanh khách sạn thành công. Khách hàng thường xuyên tra cứu tất cả thông tin của khách sạn bao gồm: các hạng phòng, số lượng phòng, giá tiền, dịch vụ kèm theo hay các dịch vụ hấp dẫn khác mà khách sạn cung cấp ngay trên chính website của khách sạn nên việc tiếp cận khách hàng tiềm năng thật dễ dàng.

Bí quyết kinh doanh khách sạn
Xây dựng website khách sạn – bí quyết giúp khách sạn kinh doanh tốt hơn

Bên cạnh đó, khi thiết kế website khách sạn có tích hợp tính năng đặt phòng cho phép khách hàng đặt phòng, thanh toán trực tuyến thì đó hoàn toàn là một trải nghiệm tiện ích cho người dùng. Như Không những thế, website là một kênh thông tin giúp khách sạn thu thập những đánh giá, phản hồi từ khách hàng. Từ đó, tiến hành các hoạt động điều chỉnh để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng hơn nữa nhu cầu của khách hàng.

2. Quảng bá khách sạn thông qua các kênh Marketing online

Nếu website khách sạn là nơi cung cấp các dịch vụ của khách sạn cũng như có thể đặt phòng trực tiếp tại website, thì những kênh quảng cáo trực tuyến là nơi tiếp cận số lượng lớn khách hàng, thu hút khách hàng click về website khách sạn nhằm thúc đẩy hành vi đặt phòng của khách hàng.

Các kênh Marketing online được các khách sạn sử dụng phổ biến ngày nay như: Google Ads, Facebook Ads, Email Marketing,… Nhờ các kênh quảng cáo trực tuyến này, việc tìm kiếm thông tin của khách hàng trở nên đầy đủ và dễ dàng hơn, đồng thời khách sạn có thể tiếp cận được khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng, triệt để, giúp tăng thứ hạng, vị thế của khách sạn trên cả thị trường online và offline.

Bí quyết kinh doanh khách sạn
Marketing Online – phương pháp quảng cáo khách sạn hiệu quả

Tham khảo thêm: Marketing khách sạn hiệu quả

3. Bán phòng thông qua các bên trung gian

Với sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành dịch vụ hiện nay, khách sạn nào cũng muốn chiếm ưu thế với đối thủ thông qua hình thức có mặt trên càng nhiều kênh OTA càng tốt. Tại sao khách sạn của bạn không thêm nhiều kênh đặt phòng để thu hút tốt hơn nhiều khách du lịch?

Việc bán phòng thông qua các bên trung gian không những là cơ hội tốt quảng bá hình ảnh khách sạn đến số lượng lớn khách hàng, mà còn gia tăng lượng đặt phòng khách sạn, thúc đẩy kinh doanh ngày càng phát triển.

Bí quyết kinh doanh khách sạn
Bán phòng qua các kênh trung gian – bí quyết bán phòng hiệu quả cho khách sạn

Xem thêm: Đăng ký và bán phòng trên các kênh OTA

Có thể thấy, để khách sạn đi vào hoạt động ổn định không phải dễ dàng, và để kinh doanh khách sạn thành công thì lại càng khó khăn hơn nhiều. Hy vọng, với những kinh nghiệm kinh doanh khách sạn và bí quyết kinh doanh khách sạn mà Design Webhotel chia sẻ sẽ giúp ích nhiều cho việc phát triển kinh doanh khách sạn của bạn.