Mục lục
Theo thống kê của Sở Du lịch, hằng năm có hàng triệu khách nước ngoài ghé thăm Việt Nam đồng thời lượng khách nội địa cũng tăng cao, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh doanh hoạt động lưu trú, đặc biệt là kinh doanh khách sạn. Để nhận diện hoạt động kinh doanh khách sạn là gì, từ đó giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực này, hãy cùng Design Wehotel tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I. Kinh doanh khách sạn là gì?
Điều đầu tiên trước khi bắt tay vào kinh doanh khách sạn, bạn cần hiểu “kinh doanh khách sạn là gì?” và “khái niệm kinh doanh khách sạn”.
- Khách sạn là một công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều phòng ngủ, nhiều tầng, được trang bị các thiết bị, đồ đạc chuyên dụng phục vụ cho mục đích kinh doanh dịch vụ lưu trú cùng với nhiều dịch vụ bổ sung khác.
- Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú, đầy đủ tiện nghi, đáp ứng các yêu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải trí và nhiều dịch vụ khác trong quá trình khách lưu trú tại khách sạn.
- Khách sạn là một loại hình doanh nghiệp có đăng ký và cấp phép kinh doanh theo quy định pháp luật.
Hoạt động kinh doanh khách sạn khi mới xuất hiện chỉ là hoạt động cho thuê phòng ngủ phục vụ nhu cầu ngủ, nghỉ của khách vãng lai. Sau đó, số lượng khách hàng đông hơn, nhu cầu con người ngày càng cao hơn, khái niệm kinh doanh được mở rộng hơn.
Ngoài kinh doanh dịch vụ lưu trú, khách sạn bổ sung thêm các dịch vụ khác như ăn uống, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao,… để giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn. Cùng với sự phát triển không ngừng của du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn không ngừng đa dạng hóa dịch vụ của mình, với nhiều mức độ cung cấp dịch vụ khác nhau, từ đó sản sinh ra nhiều loại hình khách sạn: khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn thương mại, khách sạn nhà hàng,…
>>> Xem ngay: Tình hình và tiềm năng kinh doanh khách sạn ở Việt Nam hiện nay
II. Kinh doanh khách sạn gồm những gì?
1. Sản phẩm của khách sạn bao gồm những gì?
- Hàng hóa phi vật chất
Đây là sản phẩm chủ yếu của khách sạn, bao gồm dịch vụ lưu trú và các dịch vụ bổ sung khác như ăn uống, vui chơi,… Đối với hàng hóa là dịch vụ, nó không tồn tại ở dạng vật chất mà ta chỉ bán cho khách những cảm giác, tâm lý mà không có quyền chuyển giao sở hữu. Trong kinh doanh khách sạn, dịch vụ lưu trú là sản phẩm chính, những dịch vụ khác không bắt buộc phải có. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, có nhiều khách sạn đang phát triển những dịch vụ đi kèm thành thế mạnh của mình, tạo lợi thế cạnh tranh khác biệt với đối thủ.
- Hàng hóa vật chất
Hàng hóa vật chất bao gồm: đồ ăn, thức uống và những sản phẩm bán kèm với nó. Những hàng hóa này có thể do nhân viên khách sạn tạo ra hay thành phẩm của các ngành sản xuất khác. Đây là đặc điểm đặc trưng cho địa điểm xây dựng khách sạn, là ẩm thực, văn hóa, lối sống của địa phương/khu du lịch.
2. Lựa chọn địa điểm xây dựng khách sạn
Khách sạn cần được xây dựng ở những khu vực có vị trí giao thông thuận tiện, không bị chắn tầm nhìn. Địa điểm xây dựng khách sạn không được liền kề với khu vực an ninh quốc phòng, không gần với các khu vực ô nhiễm môi trường hay các nơi có các hóa chất gây độc hại.
Đảm bảo khoảng cách xây dựng tối thiểu là 100m giữa khách sạn và khu vực bệnh viện hay trường học. Khi đảm bảo được được địa điểm xây dựng khách sạn và có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sở hữu đất thì chủ đầu tư có thể tiến hành các bước tiếp theo đó là xin cấp phép kinh doanh khách sạn, xin giấy phép xây dựng khách sạn.
3. Xin giấy phép kinh doanh khách sạn
Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin cấp phép
- Phương án phòng cháy chữa cháy
- Sơ đồ khách sạn
- Sơ đồ thoát hiểm
- Danh sách lực lượng chữa cháy tại chỗ
- Giấy chứng nhận an ninh trật tự
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy phép cam kết bảo vệ môi trường
- Đăng ký xếp hạng sao, quyết định công nhận hạng tiêu chuẩn cơ sở lưu trú du lịch
Xin giấy phép kinh doanh khách sạn
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh khách sạn bao gồm:
- Bản kê khai cơ sở vật chất, các trang thiết bị sử dụng
- Bản kê khai danh sách các cán bộ, công nhân viên của cơ sở
- Giấy chứng nhận sức khỏe của các cán bộ, các công nhân viên do y tế cấp
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp mặt bằng nơi đặt trụ sở kinh doanh
Cơ quan cấp: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố
>>> Thông tin chi tiết:
Đăng ký kinh doanh khách sạn ở đâu? Thủ tục và hồ sơ xin giấy phép như thế nào?
Muốn kinh doanh khách sạn cần những gì? Kinh doanh khách sạn cần điều kiện gì?
Ngoài những yếu tố trên, kinh doanh khách sạn còn bao gồm những hoạt động khác như tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân viên, quản lý khách sạn, xây dựng chiến lược kinh doanh khách sạn hiệu quả.
Bạn có thể tìm hiểu thêm những yếu tố này qua các bài viết khác của Design Webhotel:
Bắt đầu kinh doanh khách sạn cần làm gì? Các bước kinh doanh khách sạn cụ thể
Xây dựng bản kế hoạch kinh doanh khách sạn sao cho hiệu quả
Hướng dẫn lập phương án, dự án kinh doanh khách sạn chi tiết
Những điều cần biết về lợi nhuận kinh doanh khách sạn
Những rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh khách sạn mà bạn cần biết
Nếu bạn đang ấp ủ dự án kinh doanh khách sạn tiềm năng trong tương lai thì việc nghiên cứu, phân tích những kiến thức liên quan trong lĩnh vực khách sạn là rất cần thiết. Chúc bạn thành công!