Mục lục
Xếp hạng sao là thủ tục bắt buộc sau khi người đại diện khách sạn đăng ký kinh doanh khách sạn. Mỗi khách sạn đều có các tiêu chí để quyết định số sao về số lượng phòng, diện tích xây dựng, cở vật chất, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ, đội ngũ nhân viên… Vậy những yêu cầu xếp hạng khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao là gì? Kinh doanh khách sạn 2 sao như thế nào để mang lại doanh thu và lợi nhuận? Hãy tìm cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I. Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn 2 sao
Khách sạn 2 sao là dòng khách sạn được thiết kế với quy mô nhỏ, có số lượng phòng từ 10 đến 50 phòng, cơ sở vật chất đảm bảo theo quy định nhà nước ban hành. Nói dễ hiểu hơn, khách sạn 2 sao không cần quá cầu kỳ về thiết kế và trang thiết bị nhưng vẫn phải đáp ứng những nhu cầu lưu trú cơ bản của khách hàng. Tiêu chuẩn để khách ký xếp hạng 2 sao theo quy định của pháp luật là:
- Vị trí: khách sạn phải xây dựng cách bệnh viện, trường học ít nhất 100m, căn cứ vao ranh giới giữa hai cơ sở, không được nằm trong hoặc liền kề khu vực quốc phòng, an ninh và các mục tiêu cần bảo vệ theo quy định pháp luật hiện hành.
- Số lượng phòng: tối thiểu 20
- Dịch vụ ăn uống: có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
- Nhân viên: có tối thiểu 5 nhân viên gồm quản lý khách sạn, tiếp tân, phục vụ buồng phòng, bếp, nhân viên an ninh.
- Cơ sở vật chất: giường, nhà vệ sinh nam/nữ, hệ thống điện, cấp & thoát nước, tivi, điều hòa, nóng lạnh, chăn ga gối đệm, internet, hệ thống báo cháy, chữa cháy..
- Hỗ trợ phục vụ 24/24
- Các giấy tờ pháp lý: giấy cam kết bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn công cộng, phòng cháy chữa cháy của cơ quan địa phương.
II. Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn 2 sao hiệu quả
1. Xác định địa điểm và thiết kế phù hợp
Quy mô diện tích đất sử dụng của khách sạn 2 sao thường không lớn, nhưng để đảm bảo lượng khách, nhà đầu tư nên lựa chọn vị trí xây dựng ở những khu vực dân cư tập trung đông, giao thông thuận tiện hoặc gần các bệnh viện, trường học, các địa điểm du lịch, vui chơi giải trí.
Những khách sạn nhỏ thường bó hẹp về không gian nên người kinh doanh có kinh nghiệm sẽ không thiết kế khách sạn quá cầu kỳ. Việc sử dụng nội thất cồng kềnh trong một không gian nhỏ hẹp gây mất thẩm mỹ, vệ sinh khó khăn và dễ gây trầy xước làm tăng chi phí khấu hao. Chính vì vậy, thiết kế tinh tế, đảm bảo sự gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ cho khách sạn là điều cần thiết tạo ấn tượng tốt đẹp với khách hàng.
2. Đảm bảo mức giá phù hợp với mô hình kinh doanh khách sạn 2 sao
Đối tượng khách hàng chính của khách sạn 2 sao là nhóm khách hàng bình dân nên giá là yếu tố họ quan tâm hàng đầu. Chủ khách sạn có thể tham khảo giá của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực để định mức giá phù hợp với chất lượng và cơ sở vật chất của khách sạn.
Với sự phát triển lớn mạnh của các website bán phòng hiện nay như booking.com, agoda.com,.. thì không quá khó để bạn có thể tìm thấy thông tin giá phòng khách sạn 2 sao tương tự. Hiện nay, mặt bằng giá các khách sạn 2 sao dao động từ 300.000vnđ đến 400.000vnđ/ đêm.
3. Tập trung vào yếu tố quản lý khách sạn
Với bất kỳ loại hình kinh doanh nào thì khâu quản lý, vận hành khách sạn cũng rất quan trọng. Thông thường, quản lý khách sạn bao gồm các công việc: phân chia công việc cho nhân viên, giám sát quá trình hoạt động khách sạn, bố trí thời gian làm việc, giải quyết kịp thời các rủi ro xảy ra,…
Khách sạn có thể tích hợp các phần mềm quản lý khách sạn tự động hóa để kiểm soát số lượng phòng trống, số khách hàng trong ngày, thời gian làm việc của nhân viên, thu – chi hàng ngày. Đây là công cụ rất hữu ích hỗ trợ các nhà quản lý kiểm soát và thống kê nhanh chóng, tiện lợi.
>>> Thông tin hữu ích:
Những điều luật cần biết trước khi kinh doanh khách sạn nhà nghỉ
Những rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh khách sạn mà bạn cần biết
Nếu bạn đang có nguồn vốn không lớn nhưng muốn đầu tư kinh doanh bất động sản thì lĩnh vực kinh doanh khách sạn 2 sao sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên việc cạnh tranh với các đối thủ khác là điều không tránh khỏi, hãy chuẩn bị những kinh nghiệm và kiến thức để kinh doanh có hiệu quả bạn nhé.