Luật kinh doanh khách sạn nhà nghỉ - những điều luật cần biết khi bắt đầu

Những điều luật cần biết trước khi kinh doanh khách sạn nhà nghỉ

Thị trường du lịch ở Việt Nam hiện nay rất sôi động kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ. Vậy làm thế nào để tham gia ngành này đúng quy định pháp luật? Hãy cùng Design Webhotel tham khảo những điều luật kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ mà bạn cần biết trước khi bắt đầu kinh doanh trong ngành này nhé.

I. Hiểu biết về luật kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ có cần thiết?

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để tiến hành kinh doanh khách sạn thuận lợi và đạt hiệu quả tốt đòi hỏi doanh nghiệp cần nắm rõ các điều khoản trong luật du lịch nói chung và luật kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ nói riêng.

Căn cứ pháp lý mà doanh nghiệp có thể tìm hiểu:

  • Luật Du lịch năm 2017
  • Nghị định 168/2017/NĐ-CP
  • Nghị định 142/2018/NĐ-CP
  • Nghị định 96/2016/NĐ-CP

>>> Tham khảo thêm: Nhượng quyền kinh doanh khách sạn là gì? Lợi ích và rủi ro?

II. Những quy định pháp luật về kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ

1. Khách sạn, nhà nghỉ du lịch là gì?

Theo mục 3, điều 21, Nghị định 168/2017/NĐ-CP: 

 “Khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch; bao gồm: Khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn bên đường, khách sạn nổi và khách sạn thành phố.” 

“Nhà nghỉ du lịch là cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết để phục vụ khách du lịch.”

Luật kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ
Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ

2. Điều kiện kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ

2.1. Đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật

Hiện nay, Nhà nước quy định hai hình thức đăng ký kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ là hộ cá thể và doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp có thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân. Bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành đăng ký và xin giấy phép kinh doanh. 

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh khách sạn bao gồm:

  • Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh khách sạn (đối với doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh khách sạn) hoặc giấy phép đầu tư (nếu là các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài).
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, các trang thiết bị sử dụng
  • Bản kê khai danh sách các cán bộ, công nhân viên của cơ sở
  • Giấy chứng nhận sức khỏe của các cán bộ, các công nhân viên theo quy định
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp mặt bằng
Luật kinh doanh khách sạn nhà nghỉ
Kinh doanh khách sạn là một ngành kinh doanh có điều kiện

>>> Thông tin chi tiết: Đăng ký kinh doanh khách sạn ở đâu? Thủ tục và hồ sơ xin giấy phép như thế nào?

2.2. Điều kiện an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường

Sau khi thực hiện đăng ký và xin cấp giấy phép kinh doanh, khách sạn và nhà nghỉ phải duy trì và đảm bảo thực hiện đúng các điều kiện về an ninh, trật tự trong quá trình hoạt động kinh doanh, chấp hành quy định về trật tự, an toàn công cộng, vệ sinh môi trường và không nằm trong khu vực và địa điểm pháp luật cấm kinh doanh.

  • Không sử dụng cơ sở kinh doanh thực hiện hành vi trái pháp luật, đạo đức, thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự khu vực.
  • Chỉ sử dụng nhân viên kinh doanh đủ 18 tuổi trở lên, đủ năng lực hành vi dân sự, không nghiện ma túy.
  • Tổ chức tập huấn, công tác nhân viên về trách nhiệm đảm bảo trật tự, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy.
  • Chấp hành, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền.
  • Phát hiện kịp thời và thông báo cho cơ quan chức năng khi phát hiện nghi vấn an ninh trật tự tại cơ sở kinh doanh.
Luật kinh doanh khách sạn nhà nghỉ
Để kinh doanh khách sạn bạn phải có giấy phép an ninh trật tự

2.3. Điều kiện về cơ sở vật chất, dịch vụ

Điều kiện về cơ sở vật chất đối, dịch vụ đối với khách sạn

  • Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước.
  • Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.
  • Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.
  • Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.
  • Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
  • Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
  • Người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

Điều kiện về cơ sở vật chất, dịch vụ đối với nhà nghỉ

  • Có điện, nước sạch và hệ thống thoát nước.
  • Có khu vực tiếp đón khách và phòng ngủ, phòng tắm, phòng vệ sinh riêng trong trường hợp không có phòng tắm, phòng vệ sinh chung.
  • Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
  • Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
Luật kinh doanh khách sạn nhà nghỉ
Khách sạn phải đảm bảo về cơ sở vật chất khi kinh doanh

>>> Xem thêm: Muốn kinh doanh khách sạn cần những gì? Kinh doanh khách sạn cần điều kiện gì?

3. Quy định về xếp hạng khách sạn, nhà nghỉ

Pháp luật quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh khách sạn được tự nguyện đăng ký xếp hạng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo tiêu chuẩn quốc gia: 01 sao, 02 sao, 03 sao, 04 sao, 05 sao.

Hồ sơ đăng ký xếp hạng khách sạn, nhà nghỉ bao gồm: 

  • Đơn đề nghị theo mẫu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định
  • Bản tự đánh giá chất lượng theo quy định trong tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú
  • Danh sách quản lý và nhân viên
  • Bản sao có chứng thực văn bằng chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.
Luật kinh doanh khách sạn nhà nghỉ
Khách sạn phải đăng kí xếp hạng sao

4. Lưu ý khi thực hiện luật kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn

  • Chậm nhất 15 ngày trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần gửi thông báo bằng văn bản tới Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về: tên, loại hình, quy mô, địa chỉ, thông tin về người đại diện theo pháp luật và cam kết thực hiện đủ các điều kiện kinh doanh.
  • Thủ tục xin giấy phép kinh doanh cần được thực hiện trong 3 ngày kể từ khi đăng ký kinh doanh. 
  • Trong thời hạn không quá 5 ngày kể từ ngày hoạt động, phải có văn bản thông báo kèm bản sao Giấy chứng nhận về an ninh trật tự, an toàn công cộng gửi cho công an, xã, phường thị trấn nơi cơ sở hoạt động.

Có thể thấy, các quy định về luật kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ có vai trò quan trọng giúp cá nhân, tổ chức hoạt động bền vững trong tương lai. Hy vọng những kiến thức mà Design Webhotel chia sẻ có thể cung cấp thông tin cho hoạt động kinh doanh của bạn.

>>> Đừng bỏ lỡ: Bật mí kinh nghiệm và bí quyết kinh doanh khách sạn thành công