Chiến lược kinh doanh của những khách sạn lớn tại Việt Nam
Chiến lược kinh doanh của khách sạn Sheraton

Chiến lược kinh doanh của những khách sạn lớn tại Việt Nam

Đối với kinh doanh khách sạn, kế hoạch chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn chiếm vai trò quan trọng để xác lập vị trí doanh nghiệp trên thị trường, từ đó mở rộng thương hiệu và gia tăng doanh thu. Vậy những khách sạn lớn tại Việt Nam như Daewoo, Mường Thanh, Sheraton,… có những chiến lược gì để khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường? Hãy cùng Design Webhotel tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Chiến lược kinh doanh của khách sạn Mường Thanh

Nhắc đến Mường Thanh Luxury, ta nhớ đến hệ thống khách sạn hạng sang cao cấp nhất ở Mường Thanh, nằm ở các thành phố lớn và trung tâm du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế. Với quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại, các dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, Mường Thanh hiện đang là một trong những khách sạn dẫn đầu cả nước về chất lượng và thương hiệu. Năm 2013, tập đoàn khách sạn Mường Thanh được chứng nhận là “Chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam”.

Chiến lược kinh doanh khách sạn Mường Thanh
Khách sạn Mường Thanh

1. Chiến lược truyền thông mạnh mẽ

Nổi bật trong chiến lược truyền thông của khách sạn Mường Thanh phải kể đến Music Marketing (tiếp cận khách hàng bằng âm nhạc) với MV “Hành trình yêu” nhận được phản hồi rất tốt từ công chúng. 

MV “Hành trình yêu” gắn 4 phân khúc của khách sạn Mường Thanh theo các giai đoạn phát triển của con người: Mường Thanh tiêu chuẩn; Mường Thanh Grand; Mường Thanh Luxury; Mường Thanh Holiday. “Hành trình yêu” tái hiện câu chuyện tình giữa nàng Ban và chàng Khum, và Mường Thanh là nhân chứng cho tình yêu của họ từ khi còn trẻ đến khi lập gia đình. 

Với góc quay đẹp, cốt truyện hấp dẫn và đậm đà bản sắc Việt, dự án truyền thông của Mường Thanh tạo được tiếng vang lớn, đưa thương hiệu trở thành cái tên quen thuộc đối với khách hàng.

Chiến lược kinh doanh khách sạn Mường Thanh
MV quảng cáo “Hành trình yêu” của khách sạn Mường Thanh

2. Địa điểm thu hút, dịch vụ chất lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng

Hiện nay, Mường Thanh đã có khoảng hơn 50 khách sạn xếp hạng 3 – 5 sao trải dài khắp cả nước. Ngoài những điểm du lịch nổi tiếng, Mường Thanh còn triển khai mở rộng xây dựng sang các địa phương khác.

Với phương châm đem đến cho khách hàng trải nghiệm như trong chính ngôi nhà của mình, khách sạn rất chú trọng đầu tư thiết kế sang trọng và tinh tế cùng phong cách nghiệp vụ chuyên nghiệp. Đây là một trong những thế mạnh quan trọng giúp Mường Thanh đạt được thành công như hiện nay.

Chiến lược kinh doanh khách sạn Mường Thanh
Chiến lược kinh doanh của khách sạn Mường Thanh

3. Kinh doanh gắn với công tác từ thiện, an sinh xã hội

Trong gần 20 năm hình thành và phát triển, Mường Thanh đã phục vụ hàng ngàn khách hàng trong và ngoài nước, tạo công ăn việc làm cho người dân Việt Nam. Đồng thời, khách sạn cũng đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế vùng miền thông qua các hoạt động nhân đạo, trợ giúp cộng đồng.

Đây là chiến lược mà các doanh nghiệp khác cần học hỏi, vì nó giúp Mường Thanh trở thành thương hiệu thân thiện trong mắt khách hàng, không chỉ là doanh nghiệp kinh doanh mà còn là nhà thiện nguyện xã hội tích cực.

>>> Tham khảo thêm: Chiến lược kinh doanh khách sạn hiệu quả mà bạn cần biết

II. Chiến lược kinh doanh của khách sạn Intercontinental

InterContinental Hotels Group PLC (IHG) là tập đoàn khách sạn đa quốc gia có trụ sở tại Denham, Vương quốc Anh. Đây là công ty khách sạn lớn nhất thế giới tính theo số lượng phòng đang quản lý. Hiện nay, chiến lược kinh doanh của Intercontinental là chiến lược định vị và khác biệt hóa.

Chiến lược kinh doanh của khách sạn Intercontinental
Khách sạn Intercontinental

1. Hàng loạt khách sạn hạng sang tại Việt Nam

Nhận thấy tiềm năng phát triển của thị trường du lịch và khách sạn tại Việt Nam, tập đoàn IHG đặt chuỗi khách sạn của mình tại những địa điểm đắc địa với nhiều danh lam thắng cảnh, khu du lịch thu hút lượng khách từ các quốc gia đổ về.

Các sản phẩm mà IHG cung cấp không chỉ dừng ở dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng mà còn phát triển văn hóa ẩm thực. Tại Việt Nam, tập đoàn tập trung vào ẩm thực phương Tây, đem lại phong cách ẩm thực mới mẻ cho khách hàng Châu Á và phát triển món Việt bằng cách kết hợp với ẩm thực Trung Hoa.

Chiến lược kinh doanh của khách sạn Intercontinental
Chiến lược kinh doanh của khách sạn Intercontinental

2. Khác biệt hóa gắn với trải nghiệm khách hàng

Eric Pearson, Giám đốc Marketing của Tập đoàn Khách sạn InterContinental chia sẻ “Định vị và Khác biệt hóa Thương hiệu là yếu tố quyết định, nhưng điều quan trọng là chúng có sự tương đồng giữa hình ảnh thực tế và cảm nhận của khách hàng hay không.”

Chiến lược kinh doanh của khách sạn Intercontinental là khác biệt hóa so với các đối thủ bằng đầu tư vào thiết kế sang trọng, tiện nghi và dịch vụ khách hàng. Những màn hình cảm ứng ngoại cỡ giúp khách hàng “lướt” qua các nhà hàng hay rạp hát được đặt ngay trong sảnh khách sạn.

Đội ngũ tiếp tân thông thạo 6 thứ tiếng và hỗ trợ khách hàng với các thông tin cần thiết từ trước khi khách hàng đặt chân đến khách sạn. Mỗi phòng đều được trang bị thiết bị nhà tắm sang trọng của Gilchrist & Soames, máy làm cà phê Keurig, cùng với buồng tắm hoa sen rộng rãi, máy tính và tivi màn hình 42 inch.

Mọi dịch vụ khách sạn thực hiện đều đến từ suy nghĩ khách hàng, và hiện thực hóa chúng từ khâu tìm phòng đến khi khách hàng trả phòng. Điều này đem đến những trải nghiệm khác biệt cho khách hàng mà ít đối thủ cạnh tranh có thể thực hiện được.

>>> Xem ngay: Những điều cần biết trong quản lý và kinh doanh khách sạn

III. Chiến lược kinh doanh của khách sạn Sheraton

Sheraton là hệ thống khách sạn cao cấp chuyên cung cấp dịch vụ khách sạn và nghỉ mát lớn trên thế giới đáp ứng nhu cầu của khách hàng doanh nhân, khách hàng du lịch.

Chiến lược kinh doanh của khách sạn Sheraton
Khách sạn Sheraton

Hướng đi giúp Sheraton đạt được những thành công như hiện tại có thể kể tới:

1. Khẳng định vị trí đi đầu trong kinh doanh khách sạn thương mại

Khách sạn Sheraton được đặt tại các vị trí trung tâm các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh,.. tiện trong việc di chuyển. Khách sạn có đầy đủ các tiện nghi kinh doanh và giải trí bao gồm trung tâm kinh doanh, các tiện nghi phục vụ cho mitting, bể bơi ngoài trời, sân tennis, shopping,..

Với các phòng sang trọng, phục vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế và tiện nghi cho doanh nhân, Sheraton được Business Asia magazine bình chọn là “ Khách sạn tốt nhất Việt Nam 2004 và 2005”.

Chiến lược kinh doanh của khách sạn Sheraton
Chiến lược kinh doanh của khách sạn Sheraton

2. Đa dạng hóa đối tượng khách hàng

Khách hàng là nhân tố quan trọng tạo nên thành công của doanh nghiệp. Khách sạn không chỉ chú ý phục vụ các khách hàng quốc tế mà còn đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của các khách hàng trong nước. Mục tiêu của Sheraton trong tương lai là không ngừng nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ vượt trội, nhằm lưu giữ hình ảnh đẹp của khách sạn đối với công chúng mục tiêu, nhằm gia tăng lợi nhuận.

>>> Thông tin hữu ích: Bật mí kinh nghiệm và bí quyết kinh doanh khách sạn thành công

IV. Chiến lược kinh doanh của khách sạn Daewoo

Đây là khách sạn được coi là biểu tượng của sự phát triển, thịnh vượng của nền kinh tế mở cửa, được khánh thành năm 1996. Sau hơn 20 năm, Daewoo khẳng định vị trí dẫn đầu, là biểu tượng thủ đô Hà Nội mang đến cho du khách trải nghiệm hoàn hảo.

Chiến lược kinh doanh của khách sạn Daewoo
Khách sạn Daewoo

 

1. Đa dạng hóa các dịch vụ

Khách sạn Daewoo là một khách sạn 5 sao nên mọi phương tiện dịch vụ cung cấp cho khách hàng đều rất phong phú và hiện đại. Ngoài dịch vụ lưu trú gồm 30 phòng Superior, 300 phòng Deluxe, 47 phòng Executive Floor, 16 phòng junior Suite, 13 phòng Club Suite, 1 phòng Executive Suite, 1 phòng Royal Suite, khách sạn còn cung cấp các dịch vụ bổ sung như tổ chức hội thảo, sự kiện, bể bơi ngoài trời, câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe,… Khách sạn vinh dự là nơi đón tiếp Nguyên thủ các quốc gia đến thăm Việt Nam

2. Tích hợp dịch vụ lưu trú với kinh doanh nhà hàng

Việc tổ chức dịch vụ ăn uống của khách sạn dựa trên 4 nhà hàng, 2 quầy bar và bộ phận kinh doanh tiệc và hội thảo với ballroom thuộc loại lớn nhất Hà Nội hiện nay. Đây là dịch vụ mang lại nguồn thu lớn cho nhà hàng. 

Chiến lược kinh doanh của khách sạn Daewoo
Chiến lược kinh doanh của khách sạn Daewoo

V. Chiến lược kinh doanh của khách sạn Caravelle

Caravelle là một trong khách sạn cao cấp tại thành phố Hồ Chí Minh. Trước kia, đây là nơi đài CBS của Mỹ từng đặt phòng và chỉ có những đại gia quyền thế mới có thể tổ chức đám cưới tại khách sạn này. 

Chiến lược kinh doanh của khách sạn Caravelle
Khách sạn Caravelle

1. Gắn hoạt động kinh doanh với lịch sử dân tộc

Được khánh thành năm 1959, vào thời chiến tranh Việt Nam đang trong giai đoạn cao điểm, Caravelle có thể coi là nhân chứng lịch sử chứng kiến những sự kiện quan trọng của cả nước diễn ra trước Quốc Hội, sau này là Nhà Hát Lớn. 

Theo ông John Gardner – Tổng quản lý Khách sạn Caravelle cho biết “ Ở Caravelle, thu hút nhiều nhất là ở hệ thống nhà hàng; trong đó đặc biệt có Bar Saigon Sai gon vẫn giữ nguyên nét đặc trưng nguyên thủy của nó từ 1959 đến ngày nay…”

2. Phát triển chiến lược kinh doanh toàn diện

Dù được xây dựng cách đây lâu năm nhưng chiến lược phát triển khách sạn của các cán bộ quản lý khách sạn luôn bắt kịp các xu hướng thị trường. Khách sạn đang chuyển dần hình thức kinh doanh truyền thống sang kinh doanh trực tuyến, tích hợp website, fanpage để kết nối khách hàng với doanh nghiệp. 

Chiến lược kinh doanh của khách sạn Caravelle
Chiến lược kinh doanh của khách sạn Caravelle

>>> Xem thêm: Thiết kế website đặt phòng khách sạn – cần thiết cho kinh doanh khách sạn

Trên đây là những chiến lược kinh doanh mà các khách sạn lớn tại Việt Nam áp dụng để khẳng định thương hiệu và phát triển hoạt động kinh doanh. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ cung cấp cho bạn hướng đi mới trong tương lai.