Mục lục
Kinh doanh khách sạn là lĩnh vực nhận được nhiều quan tâm của chủ đầu tư nhờ mức lợi nhuận hấp dẫn mà nó mang lại. Trước khi tham gia ngành này các bạn cần tìm hiểu về các loại hình kinh doanh khách sạn ở Việt Nam hiện nay để có hướng đầu tư phù hợp.
Design Webhotel sẽ giới thiệu cho bạn các loại hình kinh doanh khách sạn trong bài viết này.
Có rất nhiều tiêu chí để phân chia các loại hình khách sạn. Dưới đây là một số cách phân loại khách sạn phổ biến.
I. Các loại hình kinh doanh khách sạn ở Việt Nam theo tiêu chuẩn sao
Tiêu chuẩn xếp hạng sao là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và tiện nghi cho từng khách sạn được Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý.
Hiện nay, tại Việt Nam đang có 5 cấp độ sao khách sạn, bao gồm:
- Khách sạn 1 sao
- Khách sạn 2 sao
- Khách sạn 3 sao
- Khách sạn 4 sao
- Khách sạn 5 sao
Tham khảo thêm về tiêu chuẩn xếp hạng sao tại đây để biết khách sạn như nào được đánh giá là khách sạn 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao và 5 sao.
Như vậy, theo tiêu chuẩn xếp hạng, thì các bạn có thể kinh doanh khách sạn 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao hoặc 5 sao.
>>> Tham khảo thêm: Những điều cần biết trong quản lý và kinh doanh khách sạn
II. Các loại hình kinh doanh khách sạn ở Việt Nam theo quy mô phòng
Tiêu chí này sắp xếp dựa trên số lượng phòng của khách sạn. Theo quy định chung của pháp luật, khách sạn cần có tối thiểu 10 phòng ngủ. Các khách sạn tại Việt nam hiện nay có sức chứa từ 10 đến trên 1500 phòng. Theo quy mô, các bạn có thể kinh doanh khách sạn nhỏ, khách sạn vừa hoặc khách sạn lớn.
Khách sạn nhỏ, khách sạn mini
Đây là loại khách sạn có quy mô từ 10 – 49 phòng, phần lớn chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách và không có các dịch vụ khác như nhà hàng, spa… Loại khách sạn này có mức giá lưu trú thấp.
Khách sạn vừa
Khách san vừa là các khách sạn có quy mô từ 50 – 100 phòng, ngoài lưu trú thì loại khách sạn này còn cung cấp các dịch vụ như nhà hàng, giặt là… Loại khách sạn này thường xây dựng ở các điểm du lịch, các khu nghỉ mát… và thường có mức giá trung bình.
Khách sạn lớn
Khách sạn lớn là khách sạn có từ 100 phòng trở lên, cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách hàng (lưu trú, nhà hàng, giặt là, spa, hội nghị, tiệc cưới…), đầy đủ các thiết bị hiện đại, tiện nghi… và có mức giá cao.
>>> Đừng bỏ lỡ: Bật mí kinh nghiệm và bí quyết kinh doanh khách sạn thành công
III. Các loại hình kinh doanh khách sạn ở Việt Nam theo mục đích, đặc thù khách hàng chủ yếu
Theo mục đích và đặc thù khách hàng bạn có thể kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng; khách sạn thương mại; khách sạn, nhà nghỉ bình dân; căn hộ khách sạn hoặc khách sạn casino.
Khách sạn nghỉ dưỡng
Khách sạn nghỉ dưỡng (resort) là các cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc quần thể các nhà thấp tầng, biệt thự, căn hộ thường ở các khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành, gần biển, sông, núi,..
Ở Việt Nam, các khu resort cao cấp thường nằm ven biển Côn Đảo, Phú Quốc, Nha Trang,… hoặc ngoại thành thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh
Khách sạn thương mại
Đây là loại hình khách sạn thường tập trung ở các thành phố lớn hoặc trung tâm thương mại, đối tượng chính là khách lưu trú ngắn hạn, thường là khách hàng doanh nhân, người đi công tác và khách du lịch.
Bàn ghế làm việc là vật dụng không thể thiếu trong phòng nghỉ của khách sạn thương mại. Trong khu vực sảnh sẽ được trang bị nhiều bàn ghế, sofa để khách có thể tiếp khách, bàn bạc công việc. Phòng họp, hội nghị, in ấn, phô tô, soạn thảo, dịch thuật,… là những dịch vụ thường thấy ở khách sạn thương mại.
Bên cạnh cung cấp các dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống cho khách hàng, khách sạn thương mại còn cung cấp dịch vụ hội nghị, tiệc cưới cho khách bên ngoài.
Khách sạn nhà nghỉ bình dân
Loại hình này dành cho các vị khách có nhu cầu trải nghiệm đơn giản và khả năng chi trả không cao, thường gần bến xe, nhà hát, khu vui chơi…
Do quy mô không quá lớn nên chi phí vận hành khách sạn chỉ ở mức hợp lý, hệ thống trang thiết bị không cần quá hiện đại và đắt đỏ, chỉ cần đảm bảo một không gian gọn gàng, ngăn nắp và đáp ứng nhu cầu khách hàng
Căn hộ khách sạn (Condotel)
Mới xuất hiện một vài năm gần đây, mô hình này được các khách du lịch đi theo dạng gia đình, các chuyên gia đi công tác dài hạn có gia đình đi cùng ưa chuộng. Với đầy đủ các trang thiết bị như một căn hộ, từ phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp,… du khách có trải nghiệm nghỉ dưỡng mới mẻ so với các khách sạn truyền thống.
Khách sạn Casino
Vì những cản trở về pháp lý nên mô hình này mới được đưa vào hoạt động ở Việt Nam một vài năm gần đây và chỉ có khách sạn cao cấp từ 4 sao trở lên mới triển khai loại hình này.
Đối tượng chủ yếu của khách sạn này là giới thương nhân trong và ngoài nước, khách du lịch quốc tế, những người có khả năng chi trả cao cho các hoạt động vui chơi.
Ngoài Casino, khách sạn còn cung cấp nhiều dịch vụ giải trí khác như mua sắm, nghệ thuật, ẩm thực, ca múa nhạc phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách.
Trên đây là các loại hình kinh doanh khách sạn ở Việt Nam. Lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp mục tiêu và nguồn lực quyết định thành công của bạn trong tương lai. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ bạn đã thu thập được nhiều kiến thức hay về kinh doanh khách sạn.
>>> Xem ngay: Đăng ký kinh doanh khách sạn ở đâu? Thủ tục và hồ sơ xin giấy phép như thế nào?