Kinh doanh khách sạn nhà nghỉ - tiềm năng, thách thức và kinh nghiệm
Kinh doanh khách sạn nhà nghỉ

Kinh doanh khách sạn nhà nghỉ – tiềm năng, thách thức và kinh nghiệm

Theo báo cáo kinh tế năm 2019, kinh doanh khách sạn nhà nghỉ đang là ngành mang lại tiềm năng lợi nhuận lớn cho chủ đầu tư. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận những khó khăn mà kinh doanh khách sạn nhà nghỉ mang lại như vốn đầu tư lớn, mức độ cạnh tranh trong ngành cao, khả năng thu hồi vốn chậm với những dự án lớn.

Vậy đâu là hướng đi đúng đắn để nâng cao hiệu quả kinh doanh, mang lại nguồn thu cho nhà đầu tư? Hãy tham khảo ngay một số kinh nghiệm kinh doanh khách sạn mà Design Webhotel chia sẻ dưới đây.

I. Tiềm năng và thách thức trong kinh doanh khách sạn nhà nghỉ

1. Thời cơ kinh doanh khách sạn nhà nghỉ

Theo thống kê của sở Du lịch, hằng năm lượng khách du lịch quốc tế và khách nội địa sử dụng các dịch vụ lưu trú là rất lớn, đặc biệt là mô hình lưu trú dưới hình thức khách sạn, nhà nghỉ. Kinh tế càng phát triển, thu nhập bình quân của người dân gia tăng, nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cũng tăng cao, tạo điều kiện cho khách sạn phát triển dịch vụ bổ sung để gia tăng lợi nhuận. 

Kinh doanh khách sạn nhà nghỉ
Lượng khách du lịch tăng là thời cơ cho ngành kinh doanh khách sạn nhà nghỉ

Bên cạnh đó, công nghệ 4.0 giúp không giúp kinh doanh online hiệu quả, các khách sạn có nhiều giải pháp bán phòng thông qua những website uy tín, dễ dàng tiếp cận với khách hàng tiềm năng, đồng thời giảm chi phí. 

2. Thách thức kinh doanh khách sạn nhà nghỉ

Với nguồn doanh thu hấp dẫn và ổn định từ kinh doanh khách sạn, ngày càng nhiều chủ đầu tư tham gia vào ngành tạo môi trường cạnh tranh gay gắt. Cạnh tranh xuất hiện ở tất cả các khâu từ thuê đất, cơ sở vật chất, dịch vụ,… đòi hỏi chủ đầu tư cần có chiến lược kinh doanh hiệu quả đáp ứng nhu cầu khách hàng và các xu hướng của thị trường. Nếu không có mô hình quản lý và chiến lược phù hợp thì khả năng cao sẽ bị đào thải khỏi ngành.

Kinh doanh khách sạn nhà nghỉ
Bên cạnh những cơ hội thì cũng có rất nhiều những thách thức, khó khăn

Vốn đầu tư lớn: kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ là ngành yêu cầu vốn đầu tư lớn để chi trả các chi phí thiết kế, xây dựng mua sắm trang thiết bị, chi phí quản lý cao. Hơn nữa, trong quá trình hoạt động ẩn chứa những rủi ro lớn nếu không giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh khách sạn, giảm khả năng thu hồi vốn cho các nhà đầu tư. Vì vậy kinh doanh khách sạn tiềm ẩn rủi ro về tài chính lớn.

>>> Thông tin chi tiết: Tình hình và tiềm năng kinh doanh khách sạn ở Việt Nam hiện nay

II. Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn nhà nghỉ

Kinh doanh khách sạn nhà nghỉ sao cho hiệu quả luôn là bài toán đau đầu đối với các nhà quản lý và chủ sở hữu. Tìm kiếm, nghiên cứu kỹ các thông tin để rút ra bài học kinh nghiệm về kinh doanh khách sạn là điều rất cần thiết trước khi quyết định tham gia vào ngành.

1. Đảm bảo kinh doanh đúng quy định pháp luật

Để đăng ký kinh doanh khách sạn cần thực hiện rất nhiều thủ tục và giấy tờ như giấy chứng nhận của người đại diện kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở vật chất, dịch vụ, trang thiết bị khách sạn, giấy đảm bảo an ninh trật tự, an toàn công cộng, phòng cháy chữa cháy,…

Trong vòng 20 ngày từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, chủ sở hữu khách sạn cần thực hiện xong tất cả thủ tục theo quy định pháp luật. Để tránh trường hợp thiếu xót trong khâu làm việc với pháp luật, khách sạn có thể thuê đơn vị uy tín bên ngoài thực hiện các quy trình đăng ký, tránh phát sinh trường hợp xấu sau này.

Kinh doanh khách sạn nhà nghỉ
Đúng pháp luật là điều kiện cần trong kinh doanh khách sạn nhà nghỉ

>>> Xem ngay: Muốn kinh doanh khách sạn cần những gì? Kinh doanh khách sạn cần điều kiện gì?

2. Chú trọng tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân viên

Ngày nay, yếu tố con người đang ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong tất cả doanh nghiệp nói chung và ngành dịch vụ nói riêng. Một khách sạn, nhà nghỉ quy mô nhỏ 10-50 phòng hay quy mô lớn hàng trăm phòng thì đều cần quan tâm đến kỹ năng nghiệp vụ và thái độ của nhân viên. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, trách nhiệm và chuyên nghiệp giúp nâng cao hình ảnh của khách sạn, để lại ấn tượng tốt đối với khách hàng. 

Kinh doanh khách sạn nhà nghỉ
Một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ giúp việc kinh doanh của bạn tốt hơn

Bên cạnh đào tạo, nhà quản lý cần quan tâm đến chế độ thưởng phạt cho nhân viên. Khách sạn có thể triển khai tổng kết hằng tháng, hằng quý để lựa chọn thành viên đạt thành tích cao nhất để tặng thưởng và phê bình cá nhân vi phạm quy định. Điều này khuyến khích nhân viên phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ, tạo động lực thực hiện các mục tiêu của khách sạn đã đề ra.

3. Tận dụng triệt để các lợi thế cạnh tranh

Càng có nhiều khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng thì mức độ cạnh tranh trong ngành càng cao. Các nhà quản trị cần xác định lợi thế cạnh tranh cốt lõi của khách sạn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, từ đó khai thác và đưa ra chiến lược phát triển hiệu quả. Lợi thế cạnh tranh của khách sạn, nhà nghỉ có thể xuất phát từ vị trí, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn hay từ nguồn lực tài chính hùng hầu, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình hoặc những dịch vụ độc đáo. Sau khi xác định được thế mạnh của mình, khách sạn cần lên chiến lược kinh doanh, chiến lược cạnh tranh cụ thể để tăng nhận diện thương hiệu với công chúng, từ đó mở rộng thị trường và gia tăng lợi nhuận.

Kinh doanh khách sạn nhà nghỉ
Tận dụng mọi lợi thế để kinh doanh

Có rất nhiều hướng đi cho chủ đầu tư để kinh doanh khách sạn nhà nghỉ hiệu quả. Hy vọng những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ qua bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những bài học quý giá để định hướng phát triển trong tương lai.