Du lịch càng phát triển thì các đơn vị kinh doanh lưu trú xuất hiện càng nhiều trên thị trường, điều này đồng nghĩa với việc sự cạnh tranh là rất gay gắt. Vậy nên các khách sạn cần liên kết, hợp tác đa kênh nhằm mục đích tăng công suất phòng. Một trong số các kênh OTA được đông đảo khách sạn liên kết là Booking.com. Ở bài viết này, Design Webhotel sẽ Hướng dẫn đăng ký bán phòng trên Booking nhanh chóng và đơn giản nhất.
1. Đăng ký tài khoản bán phòng trên Booking
Thao tác đăng ký tài khoản bán phòng trên Booking.com vô cùng đơn đơn giản. Bạn chỉ cần làm theo các bước ở hình minh họa dưới đây là đã có thể kết nối với Booking rồi.
2. Hướng dẫn đăng ký bán phòng trên Booking
- Bước đầu, bạn chọn loại hình lưu trú.
Bạn đang kinh doanh loại hình nào thì nhấn lựa chọn loại hình lưu trú đó trên Booking
Ví dụ: Nhấn vào “Đăng chỗ nghỉ” của “Khách sạn, nhà nghỉ B&B hay tương tự”
- Tiếp theo, bạn hãy trả lời câu hỏi của Booking, nếu chỗ lưu trú của bạn chưa đăng lên trang OTA nào khác thì chọn mục Tiếp Tục.
- Điền các thông tin cơ bản của khách sạn bạn vào.
- Điền địa chỉ khách sạn. Nếu trường hợp địa chỉ khách sạn bạn không có trên bản đồ hoặc bị sai thì bạn điền địa chỉ gần đó cũng được. Riêng mã bưu điện, bạn có thể tra tại: https://zipcodevietnam.com/
- Bước tiếp theo: Thêm loại phòng, thêm thông tin loại giường, cài đặt giá cho loại phòng đó.
VD: Bạn có loại phòng 1 giường, bạn gọi nó là phòng giường đôi và mô tả nó là hạng giá trung. Setup chính sách không hút thuốc và bạn có 10 phòng loại này. Setup thông tin loại giường. Thường là giường Queen size (1m6 x 2m).
Kéo xuống dưới, đến phần cài đặt giá phòng. Bạn nên để giá lẻ thì nhìn sẽ hấp dẫn hơn, ví dụ 695.000VND.
- Sau khi bạn nhấn Tiếp tục, bạn sẽ quay lại phần đầu Bố Cục và Giá. Bạn có thể Setup thêm nhiều loại phòng nữa như vậy cho đến khi qua bước tiếp theo.
- Các bước tiếp theo là Tiện Nghi và Dịch Vụ -> Tiện Nghi -> Hình Ảnh. Các bước này chỉ khai báo những dịch vụ và tiện ích có sẵn sau đó yêu cầu bạn upload các hình ảnh về khách sạn lên kênh, khá đơn giản nên mình sẽ không hướng dẫn phần này.
Thêm hình ảnh: ở mục này, bạn hãy thêm các hình ảnh rõ nét, ánh sáng tốt về phòng nghỉ, những góc thu hút khách hàng có thể Check-in, các ẩm thực đặc trưng của nhà hàng trong khách sạn, các dịch vụ nổi bật mà khách sạn cung cấp, hình ảnh trong và ngoài khách sạn, vị trí của khách sạn trên bản đồ chỉ đường để du khách dễ tìm thấy, hay đường các địa điểm du lịch, vui chơi gần đó nhằm thu hút sự tò mò cho du khách.
- Phần chính sách: Về cơ bản, Booking.com không thu tiền ngay cả khi khách huỷ đặt phòng vì nền tảng của Booking.com không thu phí đặt cọc. Nên chính sách huỷ đặt phòng này chỉ áp dụng được với các khách sạn nào lớn thôi.
- Tiếp đến, bạn cài đặt giờ nhận phòng từ 14:00 và giờ trả phòng đến 12pm, đây là khung giờ mà gần như 99% các nơi lưu trú đều Setup như vậy, vừa đảm bảo bộ phận buồng có thể vệ sinh phòng sạch sẽ, vừa đảm bảo khách sạn có thể dễ dàng quản lý.
Cuối cùng là bước thanh toán, bạn chỉ cần làm giống hình ảnh minh họa là đã hoàn thành. Hoa hồng ở nền tảng Booking.com thường chi trả cho mỗi lượt Booking từ 15% trở lên (hoa hồng có thể set lên cao được, tuỳ vào chiến lược Marketing của khách sạn bạn kết hợp với Booking như thế nào).
Sau khi chọn hết các mục, bạn nhấn hoàn tất đăng kí và bắt đầu mở phòng cho khách hàng đặt phòng.
- Xong các bước này rồi, bạn sẽ được hệ thống của Booking.com gửi email thông báo là đã sẵn sàng bán phòng online. Bạn hãy nhấn vào nút trong email đó và đăng nhập. Vậy là việc đăng bán phòng trên Booking.com đã hoàn thành.
Trên đây là hướng dẫn đăng ký bán phòng trên Booking chi tiết và đầy đủ nhất dành cho các khách sạn muốn liên kết với “ông trùm” trong làng OTA này. Hãy chuẩn bị những kiến thức về cách đăng ký cũng như các chính sách khi liên kết với Booking để sẵn sàng đón nguồn khách hàng tiềm năng đến với khách sạn của mình nhé!
>>> Thông tin hữu ích:
Đăng ký và bán phòng khách sạn trên các kênh OTA hiệu quả
Hướng dẫn đăng ký bán phòng trên Traveloka chi tiết từ A đến Z