Marketing mix trong khách sạn là gì? Chiến lược marketing mix khách sạn

Marketing mix trong khách sạn là gì? Một số chiến lược marketing mix tiêu biểu

Marketing mix là một chiến lược marketing vô cùng hiệu quả cho các doanh nghiệp nói chung và cho các khách sạn nói riêng. Vậy marketing mix trong khách sạn là gì, chiến lược marketing mix như nào là hiệu quả? Hãy cùng Design Webhotel tìm hiểu trong bài viết này nhé!

I. Marketing mix trong khách sạn là gì

1. Khái niệm marketing mix

Marketing mix hay marketing hỗn hợp là một khái niệm dùng để chỉ tập hợp các công cụ marketing (các hành động, chiến thuật, chiến lược) được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường. 

Marketing mix cũng là một mô hình có thể giúp bạn xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu cho sản phẩm/ dịch vụ mà bạn đang cung cấp. 

Ngày trước, mô hình marketing mix có 4 yếu tố, bao gồm các chiến lược về: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối) và Promotion (xúc tiến thương mại). Mô hình này thường được sử dụng trong hoạt động marketing hàng hóa.

Marketing mix trong khách sạn
4p trong marketing mix

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành dịch vụ và sự cải tiến của marketing hiện đại, mô hình này được phát triển thành 7p khi được thêm 3 yếu tố là Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (cơ sở vật chất).

Marketing mix trong khách sạn
7p trong marketing mix

2. Marketing mix trong khách sạn

Từ khái niệm về marketing mix ở trên, ta có thể hiểu marketing mix trong khách sạn là một tập hợp các hành động, chiến thuật, chiến lược marketing được khách sạn sử dụng để tiếp thị khách sạn đến với khách hàng mục tiêu.

Marketing mix trong khách sạn
Marketing mix trong khách sạn

Trong mô hình 4p, marketing mix trong khách sạn bao gồm: chiến lược về sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược xúc tiến thương mại.   

Nếu sử dụng mô hình 7p thì sẽ có thêm 3 chiến lược là chiến lược về quy trình, chiến lược về con người và chiến lược về cơ sở vật chất.

>>> Xem thêm: Marketing khách sạn tối ưu, hiệu quả

II. Các yếu tố trong marketing mix trong khách sạn

1. Chiến lược sản phẩm trong khách sạn

Về cơ bản, sản phẩm của khách sạn là loại sản phẩm dịch vụ, bao gồm: phòng khách sạn (sản phẩm chính) và các dịch vụ đi kèm như đồ ăn uống, dịch vụ tổ chức tiệc, hội nghị, dịch vụ spa, massage, chăm sóc sức khỏe, phòng tập gym, bể bơi, dịch vụ giặt là, dịch vụ đưa đón sân bay…

Marketing trong khách sạn
Khách sạn nên có thêm các dịch vụ khác phù hợp với nhu cầu của khách hàng

Mỗi khách sạn thì đều có nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng và phân khúc thị trường khác nhau. Nên việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ với mỗi khách sạn là không giống nhau. 

Khách sạn cần phải phân tích sở thích, nhu cầu và mong muốn của từng nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng để có thể xác định chính xác những yêu cầu của khách hàng với dịch vụ của khách sạn. Từ đó đưa ra các chiến lược sản phẩm phù hợp cho khách sạn (lựa chọn sản phẩm dịch vụ phù hợp, cải thiện chất lượng dịch vụ nếu cần, bổ sung thêm các dịch vụ cần thiết…).

2. Chiến lược giá cả trong khách sạn

Giá của các sản phẩm trong khách sạn sẽ được xác định dựa trên giá vốn, khả năng tài chính của các phân khúc thị trường và cũng tùy thuộc vào chất lượng, tính độc đáo, tính thời vụ, tính không gian…

Để đưa ra được chiến lược giá hợp lý, bạn cần phải xác định được vốn và chi phí kinh doanh của khách sạn, nghiên cứu về mức thu nhập của nhóm khách hàng tiềm năng, phân tích mức giá của các đối thủ cạnh tranh, xu hướng của khách hàng trong mùa cao điểm và mùa thấp điểm…

Một chiến lược giá tốt, là một chiến lược đảm bảo được mức giá đưa ra phải phù hợp với thu nhập của nhóm khách hàng tiềm năng, phù hợp với từng giai đoạn trong năm (cao điểm, thấp điểm), và cũng phải có tính cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường… nhưng cũng phải đảm bảo được doanh thu và lợi nhuận cho khách sạn.

Marketing mix trong khách sạn
Chiến lược giá theo mùa và theo diện tích phòng

3. Chiến lược phân phối trong khách sạn

Chiến lược này sẽ quyết định khả năng khách sạn của bạn tiếp cận với khách du lịch. Với các sản phẩm, hàng hóa thông thường, người ta có thể mang đến nhiều địa điểm khác nhau để chào bán. Tuy nhiên sản phẩm của khách sạn thì chỉ có thể cố định tại một chỗ. 

Vì vậy khi xây dựng chiến lược phân phối, bạn cần lưu ý đến hai điểm đó là địa điểm xây dựng khách sạn và các phương án phân phối phòng khách sạn.

Về địa điểm, cần chọn những nơi có cảnh đẹp, nhiều du khách, giao thông thuận tiện để xây dựng khách sạn. 

Marketing mix trong khách sạn
Địa điểm đẹp là một lợi thế lớn khi kinh doanh khách sạn

Về phương án phân phối thì có thể phân phối trực tiếp (sale, telesale, website…) hoặc gián tiếp (đại lý du lịch, kênh bán phòng trung gian…). 

4. Chiến lược xúc tiến thương mại trong khách sạn

Hiện nay có rất nhiều cách để quảng cáo khách sạn như quảng cáo Facebook, quảng cáo Google, quảng cáo trên truyền hình… Bạn cần tìm ra được các cách quảng cáo hiệu quả, cũng như tiết kiệm chi phí cho khách sạn của mình.  

Marketing mix trong khách sạn
Nghiên cứu để lựa chọn phương thức quảng cáo phù hợp với khách sạn

5. Chiến lược về con người 

Khía cạnh people (con người) ở đây vừa là đối tượng khách hàng mục tiêu mà khách sạn đang nhắm đến, lại vừa là những nhân viên trong khách sạn.

Marketing mix trong khách sạn
Yếu tố con người trong marketing mix

Khách sạn muốn kinh doanh tốt thì nên khảo sát nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ từ đó có các điều chỉnh phù hợp cho các dịch vụ của mình.

Nhân viên trong khách sạn đóng một vai trò vô cùng quan trọng, họ chính là người tiếp xúc trực tiếp và mang dịch vụ tới cho khách hàng. Chính vì vậy, cần phải tuyển dụng và đào tạo nhân viên thật kỹ lưỡng.

6. Chiến lược về quy trình

Quy trình và hệ thống tổ chức, quản lý trong khách sạn có ảnh hưởng đến quá trình marketing và kinh doanh khách sạn. Xây dựng một hệ thống, quy trình bài bản sẽ giúp khách sạn tiết kiệm được khoản chi phí lớn trong việc cung cấp dịch vụ tới khách hàng.

Marketing mix trong khách sạn
Quy trình làm việc của khách sạn phải nhanh chóng và chuyên nghiệp

7. Chiến lược về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất ở đây chính là các yếu tố như kiến trúc khách sạn, nội thất, đồ dùng trong khách sạn, cảnh quan của khách sạn, đồng phục của nhân viên… Những yếu tố này có thể đem lại lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp, giúp họ nổi bật trong mắt khách hàng.

>>> Tham khảo: Đặc điểm, đặc thù của marketing khách sạn mà bạn nên biết khi kinh doanh

III. Một số chiến lược marketing mix trong khách sạn tiêu biểu

1. Chiến lược marketing mix của khách sạn Caravelle

Caravelle là khách sạn quốc tế 5 sao hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại trung tâm thành phố. Dưới đây là chiến lược marketing mix của khách sạn này.

Chiến lược marketing mix của khách sạn Caravelle
Khách sạn Caravelle

Chiến lược sản phẩm 

Khách hàng mục tiêu của khách sạn Caravelle là những doanh nhân có thu nhập cao. Đây là nhóm khách hàng chịu chi nhưng lại rất khó tính và có những đòi hỏi cao. 

Caravelle phân sản phẩm phòng ở thành hai nhóm cơ bản là: nhóm phòng ở tầng Signature dành cho khách VIP và nhóm phòng không ở tầng Signature-phòng Deluxe dành cho các doanh nhân thông thường. Các phòng trong khách sạn đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi, đồ nội thất tốt nhất. Ngoài các dịch vụ cơ bản như dịch vụ giặt là, ăn uống… khách sạn còn cung cấp thêm các dịch vụ khác như đưa đón khách từ sân bay bằng xe chất lượng cao, quyền sử dụng phòng hội nghị riêng (tối đa 10 người) trong một giờ mỗi ngày, quầy bar, phòng tập thể dục, bể bơi, phòng hội nghị với sức chứa lên tới 700 người…

Chiến lược giá cả

Giá thuê phòng của khách sạn được tính theo ngày. Thời gian nhận phòng là 14h00 giờ. Thời gian trả phòng là 12h00 trưa. Giá được tính bằng Đô la Mỹ (USD) cộng thêm 5% phí dịch vụ và 10% thuế VAT. Giá phòng thấp nhất là $280, cao nhất là $1200.

Chiến lược giá của khách sạn này là chiến lược giá theo chi phí, diện tích phòng càng tăng hoặc tiện ích càng nhiều thì thì giá càng cao. Đối với những phòng có cùng tiện nghi và các dịch vụ kèm theo, bình quân giá phóng tăng thêm khoảng $30 khi diện tích tăng. Giá phòng cũng khác nhau giữa tầng Signature (dành cho khách VIP) và các tầng khách (dành cho khách thường), cao gấp khoảng 4 lần.

Không chỉ định giá theo chi phí mà Caravelle còn định giá thuê phòng ở theo vị trí phòng, giá phòng sẽ tăng thêm $10 đến $30 đối với những phòng ngắm được cảnh đẹp bên ngoài. 

Chiến lược phân phối

Khách sạn Caravelle tọa lạc tại trung tâm kinh doanh, mua sắm, thương mại, giải trí sầm uất của thành phố Hồ Chí Minh và chỉ cách Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 8km đường bộ, thỏa mãn được hầu hết các nhu cầu về công việc, mua sắm, giải trí, du lịch… của khách hàng.

Khách sạn bán phòng trực tiếp qua website; bằng các cách truyền thống như qua điện thoại, fax, email; mạng xã hội và các kênh OTA, các công ty du lịch…

Chiến lược xúc tiến thương mại

Để quảng bá hình ảnh khách sạn, Caravelle đã thực hiện quảng cáo trên các kênh truyền thông (qua website, qua các blog, diễn đàn du lịch, kênh OTA…), thực hiện hoạt động PR (mời người nổi tiếng đến và sử dụng dịch vụ khách sạn, tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường), thực hiện các hoạt động khuyến mãi và tri ân khách hàng.

>>> Tham khảo thêm: Đăng ký và bán phòng trên các kênh OTA

Chiến lược về nhân viên

Thanh lịch và chuyên nghiệp xa hơn là toàn diện luôn là mục tiêu hàng đầu của đội ngũ nhân viên phục vụ khách sạn Caravelle. Các nhân viên trong khách sạn được đảo tạo rất bài bản về nghiệp vụ cũng như thái độ phục vụ. Điểm đặc biệt trong thái độ phục vụ của các nhân viên trong khách sạn đó là: “lòng hiếu khách của Caravelle”. Nụ cười luôn xuất hiện trên gương mặt của những nhân viên tại khách sạn.

Để thúc đẩy tinh thần và sự hứng khởi làm việc của nhân viên, khách sạn Caravelle luôn đảm bảo đủ các chế độ lao động cũng như thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể cho nhân viên.

Chiến lược về các yếu tố hữu hình 

Khách sạn Caravelle được thiết kế vô cùng sang trọng và tiện nghi vô cùng phù hợp với thị hiếu của tập khách hàng là doanh nhân của khách sạn.

Chiến lược về quy trình phục vụ

Khách sạn xây dựng một quy chuẩn về quy trình làm việc từ khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng cho đến khi khách hàng rời khỏi, đảm bảo sự hài lòng tối đa của khách hàng trong thời gian sử dụng dịch vụ. 

2. Chiến lược marketing mix khách sạn Mường Thanh 

Mường Thanh là một chuỗi khách sạn bao gồm nhiều khách sạn khác nhau có mặt tại nhiều tỉnh thành (Hà Nội, Mộc Châu, Quảng Bình, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang…).

Chiến lược marketing mix khách sạn Mường Thanh
Mường Thanh là một chuỗi khách lớn tại Việt Nam

Chiến lược về sản phẩm và giá cả

Cũng giống như các khách sạn khác sản phẩm chính của Mường Thanh lưu trú và ăn uống, ngoài ra còn có các dịch vụ đi kèm như: dịch vụ giặt là, bể bơi, xông hơi, massage, quầy lưu niệm, tổ chức tiệc, hội nghị, hội thảo… 

Khách sạn kết hợp chặt chẽ giữa chính sách sản phẩm và chính sách giá cả, giữ giá ở mức vừa phải kết hợp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ một cách tối đa có thể.

Chiến lược phân phối

Mường Thanh không chỉ là một khách sạn mà là cả một chuỗi khách sạn có mặt ở rất nhiều tỉnh, thành, địa điểm du lịch trên cả nước.

Với tập khách hàng là khách đoàn, kênh phân phối chủ yếu của khách sạn Mường Thanh là các công ty du lịch, các hãng lữ hành trong và ngoài nước như: Vinatour, VietNam Tourist, SaiGonTourist, Detetour FIDI Tour…

Chiến lược xúc tiến

Khách sạn Mường Thanh đã thực hiện việc quảng bá hình ảnh thông qua các kênh như website, Facebook, Google, truyền hình…

3. Chiến lược marketing mix của khách sạn Sofitel Metropole

Khách sạn Sofitel Metropole là một trong những khách sạn cổ kính nhất ở thủ đô Hà Nội. 

Chiến lược marketing mix của khách sạn Sofitel Metropole
Khách sạn Sofitel Metropole

Chiến lược sản phẩm 

Sử dụng các sản phẩm độc đáo, các sản phẩm chăm sóc đặc biệt như sử dụng đoàn xe cổ, xe BMW hiện đại phục vụ nhu cầu của khách hàng, tặng hoa, bánh cho khách hàng nếu khách sạn đến khách sạn vào những dịp đặc biệt như ngày sinh nhật, ngày cưới…

Chiến lược giá cả

Chiến lược giá của khách sạn này là chiến lược giá theo chi phí và chất lượng dịch vụ. Thay vì giảm giá khách sạn tăng thêm các lợi ích về dịch vụ cho khách hàng. Tức là cùng với mức giá đó nhưng khách hàng sẽ nhận được nhiều tiện ích hơn.

Chiến lược phân phối

Sofitel Metropole bán phòng trực tiếp qua website; bằng các cách truyền thống như qua điện thoại, fax, email; mạng xã hội và các kênh OTA, các công ty du lịch…

Chiến lược xúc tiến thương mại

Ngoài các cách quảng cáo thông thường, khách sạn này đã thực hiện quảng cáo trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước như Tạp chí du lịch Việt Nam, Tạp chí hàng không Việt Nam… cũng như tham gia vào các hội chợ triển lãm du lịch trong và ngoài nước, tổ chức các cuộc thi, các lễ hội truyền thống…

Chiến lược về con người

Khách sạn quan tâm chú ý tới việc đào tạo, đào tạo lại, đào tạo thường xuyên đội ngũ nhân viên, tạo động lực cho nhân viên làm việc.

Chiến lược về quy trình

Quy trình làm việc khép kín chuyên nghiệp. 

Chiến lược về cơ sở vật chất

Là một khách sạn cổ, Sofitel Metropole mang một vẻ đẹp cổ kính nhưng vẫn vô cùng sang trọng, tiện nghi. Đây là một trong những điều đặc biệt giúp khách sạn thu hút khách hàng.

Rất mong bài viết này đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn!

>>> Tham khảo thêm: Email Marketing khách sạn độc đáo và thu hút