Mục lục
Marketing là hoạt động không thể thiếu trong tất cả các hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng.Vậy bạn đã nghe tới chiến lược marketing mix 7P trong marketing khách sạn? Design Webhotel sẽ bật mí ngay với bạn trong bài viết dưới đây.
I. Marketing mix là gì? Vai trò của marketing mix trong kinh doanh khách sạn
Với nền kinh tế thị trường như ngày nay, hệ thống chiến lược marketing mix là loại chiến lược bộ phận, thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường xung, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh.
Marketing mix là tập hợp hệ thống các phối thức định hướng biến số marketing có thể kiểm soát được mà công ty sử dụng một cách tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hiện nay, có 2 mô hình marketing mix thường được sử dụng là 4p và 7p.
Marketing mix đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động marketing của doanh nghiệp, giúp nhà quản trị xác định đúng đối tượng khách hàng và vạch ra hướng đi đúng đắn, nhằm khai thác hiệu quả nhất phân đoạn thị trường đã chọn.
>>> Thông tin liên quan:
Marketing mix trong khách sạn là gì? Một số chiến lược marketing mix tiêu biểu
4P trong marketing khách sạn và cách vận dụng sao cho hiệu quả
II. 7P trong marketing khách sạn gồm những gì?
7P trong marketing khách sạn nói tiêng và trong các ngành nghề khác nói chung bao gồm: product (sản phẩm), price (giá), place (địa điểm/phân phối), promotion (quảng bá), people (con người), process (quy trình cung ứng) và cuối cùng là physical evidence (điều kiện vật chất).
1. Product (sản phẩm)
Sản phẩm trong kinh doanh khách sạn bao gồm cả hàng hóa vật chất (đồ ăn, nước uống,..) nhưng chủ yếu là hàng hóa phi vật chất bao gồm dịch vụ lưu trú và một số dịch vụ đi kèm khác như vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe… Tùy loại hình khách sạn mà dịch vụ đi kèm sẽ khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Chất lượng sản phẩm trong kinh doanh khách sạn được đánh giá dựa trên trải nghiệm của khách hàng. Nếu khách hàng hài lòng khách sạn được đánh giá cao và ngược lại. Vì vậy không ngừng cải tiến dịch vụ để nâng cao trải nghiệm khách hàng là việc cần thiết với bất cứ khách sạn nào.
2. Price (giá)
Để đưa ra được chiến lược giá hợp lý, bạn cần phải xác định được vốn và chi phí kinh doanh của khách sạn, nghiên cứu về mức thu nhập của nhóm khách hàng tiềm năng, phân tích mức giá của các đối thủ cạnh tranh, xu hướng của khách hàng trong mùa cao điểm và mùa thấp điểm…
Xác định giá hợp lý đảm bảo lợi nhuận cho khách sạn và phù hợp khả năng chi trả của khách hàng mục tiêu là một trong chiến lược quan trọng. Trong thị trường cạnh tranh hiện nay, giá là cuộc chạy đua không có hồi kết đòi hỏi nhà quản trị cần xem xét kỹ các yếu tố để đưa ra mức giá phù hợp nhất.
3. Place (Địa điểm/Phân phối)
Địa điểm đẹp chiếm đến 40% khả năng thành công trong hoạt động kinh doanh khách sạn. Những vị trí thu hút khách hàng thường ở khu vực đông dân cư, gần trường học, bệnh viện hoặc các điểm du lịch, khu vui chơi, giải trí nổi tiếng. Tuy nhiên, những vị trí này thường có giá rất đắt đỏ, nhà đầu tư cần đưa ra các lựa chọn so sánh để tìm ra phương án phù hợp nhất với nguồn vốn và đặc điểm khách sạn của mình.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, có rất nhiều giải pháp bán phòng hiệu quả mà khách sạn có thể tiếp cận.
- Bán phòng qua các kênh truyền thống: bán phòng bằng đội ngũ sale, telesale, liên kết với đại lý du lịch, công ty sự kiện, cộng tác viên..
- Bán phòng qua các kênh trực tuyến: tích hợp đặt phòng trên website, fanpage, đại lý du lịch trực tuyến, website book phòng khách sạn uy tín, hệ thống phân phối toàn cầu (GDS),…
4. Promotion (Quảng bá)
Hoạt động truyền thông, quảng bá khách sạn mở rộng thị trường mục tiêu, từ đó tăng mức độ nhận diện và giá trị thương hiệu. Triển khai những chiến dịch quảng cáo hiệu quả có quyết định rất lớn đến thành công của kinh doanh khách sạn. Một số phương tiện quảng cáo được sử dụng phổ biến hiện nay là quảng cáo bằng banner ngoài trời, viết bài PR trên tạp chí du lịch, quảng cáo qua mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, thiết kế website, fanpage cho khách sạn,…
5. People (Con người)
Yếu tố nhân lực ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là ngày dịch vụ. Nghiệp vụ và thái độ nhân viên là một trong những thước đo đánh giá chất lượng dịch vụ và giá trị của khách sạn.Vì vậy, trong lý thuyết 7P của marketing khách sạn, yếu tố con người được chú trọng bằng việc đề cao tuyển chọn và đào tạo nhân sự.
Khách sạn có thể tạo động lực làm việc cho nhân viên thông qua quy trình thăng tiến rõ ràng và có mức khen thưởng, xử phạt công bằng theo quy định chung của khách sạn. Điều này khuyến khích nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình, từ đó hoàn thành mục tiêu chung của khách sạn.
6. Process (Quy trình cung ứng)
Process – Quy trình trong marketing 7P là một trong những yếu tố quan trọng của marketing. Hệ thống và quy trình tổ chức ảnh hưởng đến việc triển khai dịch vụ.
Nhà quản lý khách sạn cần đưa ra những quy trình phù hợp để tối ưu hoạt động và chi phí khách sạn. Thực hiện tốt quy trình cung ứng làm hài lòng khách hàng, sẽ là yếu tố quyết định khách hàng quay trở lại hoặc giới thiệu bạn bè, người thân sử dụng dịch vụ của khách sạn.
7. Physical evidence (Điều kiện vật chất)
Vì đặc thù của nhóm ngành dịch vụ là sản phẩm vô hình nên cơ sở vật chất là điều kiện để tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Nó là bằng chứng vật lý về sự hiện diện của khách sạn trên thị trường, từ đó xây dựng thương hiệu và giá trị trong mắt công chúng. Đó là lý do vì sao những khách sạn cao cấp đều rất chú trọng đầu tư vào khâu thiết kế và mua sắm trang thiết bị để cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.
Chiến lược 7P trong marketing khách sạn là chiến lược được sử dụng phổ biến và thực tế nó cũng mang lại hiệu quả tốt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn nên phân tích để cân đối các yếu tố để áp dụng chiến lược 7P một cách hiệu quả. Điều đó sẽ quyết định thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của bạn.
>>> Đừng bỏ lỡ:
Marketing khách sạn tối ưu, hiệu quả
Hướng dẫn lập kế hoạch marketing khách sạn chi tiết từ A – Z
Chiến lược marketing khách sạn – quyết định sự thành công của khách sạn