Mục lục
Ngành du lịch ngày càng phát triển giúp thị trường kinh doanh khách sạn cũng theo đó sôi động hơn rất nhiều. Song, tốc độ phát triển quá nhanh khiến nhiều khách sạn “mọc lên nhan nhản như nấm sau cơn mưa”. Do đó, các khách sạn muốn đứng vững đòi hỏi phải có chiến lược tiếp thị cụ thể để thu hút nguồn khách hàng tiền năng lớn. Một trong những chiến lược tiếp thị khách sạn được nhiều khách sạn áp dụng là 4P trong marketing khách sạn.
Vậy, cùng Design Webhotel tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm được:
- 4P trong Marketing khách sạn là gì?
- Cách vận dụng 4P trong Marketing khách sạn sao cho hiệu quả?
1. 4P trong Marketing khách sạn
4P trong marketing khách sạn là một dạng của marketing mix trong khách sạn (marketing hỗn hợp). Đây là chiến lược tập hợp các công cụ tiếp thị của khách sạn nhằm đạt được mục đích quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của khách sạn sao cho hiệu quả nhất.
4P trong marketing khách sạn là mô hình marketing bao gồm 4 yếu tố cơ bản:
- Product (Sản phẩm): Sản phẩm, dịch vụ mà khách sạn cung cấp là gì?
- Price (Giá cả): Giá của sản phẩm, dịch vụ đó là bao nhiêu?
- Place (Địa điểm): Khách hàng có thể tìm sản phẩm, dịch vụ ở đâu?
- Promotion (Quảng bá): Khách hàng sẽ tìm hiểu về sản phẩm như thế nào?
Tùy theo quy mô của mỗi khách sạn mà có những chiến lược marketing khác nhau, nhưng để phát triển hiệu quả thì các khách sạn đều áp dụng mô hình 4P trong marketing này.
>>> Tham khảo thêm: Marketing khách sạn hiệu quả, tối ưu
2. Cách vận dụng 4P trong marketing khách sạn sao cho hiệu quả
Sản phẩm – Sản phẩm, dịch vụ mà khách sạn cung cấp là gì?
Trước khi quyết định kinh doanh khách sạn, chắc chắn điều chúng ta cần làm là xác định các sản phẩm, dịch vụ mình sẽ cung cấp cho khách hàng là gì, trong những sản phẩm đó ít nhiều cần có sự nổi bật với các đối thủ cạnh tranh.
Các sản phẩm, dịch vụ mà khách sạn cung cấp:
- Dịch vụ lưu trú: Phòng nghỉ (tùy thuộc vào quy mô khách sạn sẽ chia số lượng phòng, hạng phòng khác nhau)
- Dịch vụ ăn uống
- Dịch vụ làm đẹp
- Dịch vụ giải trí: Hồ bơi/ Fitness, Casino (Sòng bạc), sân Golf
- Dịch vụ hội họp, văn phòng
- Dịch vụ giặt ủi quần áo
- Dịch vụ xe đưa đón sân bay
- …
Sản phẩm, dịch vụ của khách sạn là bao gồm tất cả các sản phẩm, dịch vụ mà khách sạn cung cấp. Tình hình cạnh tranh giữa các khách sạn đang ngày một gay gắt, khách sạn nào cũng có những sản phẩm, dịch vụ tốt, vậy để có thể “sinh tồn” trong môi trường này đòi hỏi các khách sạn cần xây dựng chiến lược marketing sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu mà khách sạn hướng đến.
Giá cả – Giá của sản phẩm, dịch vụ đó là bao nhiêu?
– Khách sạn xây dựng chính sách giá cho sản phẩm dựa theo mức độ chất lượng dịch cụ và phục vụ mà khách sạn cung cấp, theo đối tượng khách hàng mục tiêu mà khách sạn hướng tới (họ có bằng lòng chi trả số tiền đó để mua dịch vụ của khách sạn không?).
Ví dụ: Đối tượng khách hàng tiềm năng mà khách sạn 5 sao A hướng tới là đón khách thương gia quốc tế thì khách sạn sẽ cung cấp những dịch vụ cao cấp. Vậy nên giá phòng sẽ cao hơn mặt bằng chung, tuy nhiên, điều quan trọng là cách khách sạn A tiếp cận khách hàng: mặc dù cho phí cao nhưng đổi lại dịch vụ khách hàng nhận được rất đáng để sử dụng.
– Chính sách giá được chia theo các mùa:
- Mùa du lịch cao điểm: giá có thể đẩy lên ngưỡng cao nhất vì mùa này nhu cầu của khách hàng về nơi lưu trú là rất lớn và vừa là cơ hội cạnh tranh với các đối thủ.
- Mùa du lịch thấp điểm: ở mùa này khách sạn nên để mức giá thật hấp dẫn, vừa thúc đẩy hành vi đặt phòng của khách hàng, vừa để lấp đầy công suất phòng.
- Mùa giao giữa thấp điểm và cao điểm: đây là thời điểm thích hợp nhất cho những chương trình kích cầu du lịch, ở mùa mùa các khách sạn cần đưa ra những chiến lược tiếp thị hiệu quả nhằm thu hút khách hàng trước khi bước sang một mùa du lịch mới.
Có thể thấy, chiến lược giá rất quan trọng, đòi hỏi các khách sạn cần linh hoạt trong việc tiếp thị đến khách hàng như thế nào để biến những điều khách hàng còn băn khoăn (giá cao hơn so với các khách sạn khác) thành điểm nổi bật của khách sạn.
Địa điểm và phân phối – Khách hàng có thể tìm sản phẩm, dịch vụ ở đâu?
Địa điểm và các kênh phân phối mà khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm, dịch vụ của khách sạn vô cùng đa dạng. Khi công nghệ số ngày càng phát triển, thuận lợi rất nhiều cho khách du lịch có thể đặt phòng bằng nhiều phương thức từ truyền thống đến trực tuyến.
– Kênh đặt phòng khách sạn truyền thống: công ty du lịch, đại lý du lịch,…
– Kênh đặt phòng khách sạn trực tuyến phổ biến: website khách sạn có tính năng đặt phòng trực tuyến, đại lý du lịch trực tuyến (Expeida.com, Booking.com, Agoda.com…), cổng thông tin du lịch trực tuyến (Tripadvisor – trang đánh giá và cung cấp nhiều phản hồi từ phía chính khách hàng cho du khách tham khảo), mạng xã hội…
Nhiều khách sạn đã cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng thông qua các kênh bán phòng trên, nhằm mang lại nguồn thu lớn cho khách sạn, đổi lại, khách hàng cũng có đa dạng sự lựa chọn xem đặt phòng qua kênh nào để thao tác nhanh chóng đồng thời nhận dược nhiều ưu đãi hơn.
>> Hữu ích:
Thiết kế website đặt phòng khách sạn – cần thiết cho kinh doanh khách sạn
Đăng ký và bán phòng khách sạn trên các kênh OTA hiệu quả
Quảng bá, truyền thông – Khách hàng sẽ tìm hiểu về sản phẩm như thế nào?
Khách sạn có số lượng phòng lớn với nhiều hạng phòng phù hợp với nhiều nhu cầu của nhiều du khách, chất lượng cả dịch vụ và phục vụ đều tốt, nhưng tại sao công suất phòng không cao? Vấn đề đang nằm ở bước này – Xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của khách sạn.
Đúng vậy, dù khách sạn bạn có cũng cấp dịch vụ hấp dẫn đến đâu nhưng thiếu bước quảng bá, tiếp thị thì hiệu quả kinh doanh chắc chắn không đạt như mong đợi. Những phương thức quảng cáo truyền thống như: tạp chí du lịch, báo, truyền hình, quảng bá tại sự kiện, gội chợ du lịch,… Ngoài ra, như đã giới thiệu ở mục trên, công nghệ số giúp hỗ trợ các chiến dịch tiếp thị rất mạnh mẽ. Điển hình là các hình thức truyền thông mang lại nguồn khách hàng tiềm năng dồi dào như: Google Ads, Facebook Ads, Website khách sạn, Email Marketing…
>>> Đừng bỏ lỡ:
Quảng cáo khách sạn trên Facebook đơn giản, hiệu quả
Quảng cáo khách sạn trên Google làm sao cho hiệu quả và tiết kiệm???
Email Marketing khách sạn độc đáo và thu hút
Trên đây là một số kiến thức về chiến lược 4P trong marketing khách sạn và cách vận dụng sao cho hiệu quả mà Design Webhotel muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các khách sạn có thể xây dựng những chiến lược tiếp thị phù hợp. Áp dụng chiến lược 4P trong marketing khách sạn kết hợp cùng định hướng phát triển sẵn có hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả vượt trội cả về mặt quảng bá lẫn kinh doanh cho khách sạn.
>>> Tham khảo thêm: Chiến lược marketing khách sạn – quyết định sự thành công của khách sạn