Mục lục
Việt Nam là quốc gia có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng với quỹ đất tự nhiên chưa khai thác rộng, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng mô hình kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng (hay còn gọi là resort hotel). Một resort là một trong những loại hình khách sạn, thậm chí còn tốt hơn với chỗ ở, khu vui chơi giải trí và các điểm tham quan nằm trong cùng một quần thể kiến trúc. Vậy khách sạn nghỉ dưỡng là gì? Làm thế nào để kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng hiệu quả? Hãy cùng Design Webhotel phân tích qua bài viết dưới đây.
I. Khách sạn nghỉ dưỡng là gì?
Theo quy phạm pháp luật, khách sạn nghỉ dưỡng là cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, thường ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành, gần biển, sông núi.
Khách sạn nghỉ dưỡng được phân biệt về chất lượng và dịch vụ thông qua xếp hạng sao:
- 1 sao: đạt 100% tiêu chí bắt buộc (97 tiêu chí) và 75% tiêu chí khuyến khích
- 2 sao: đạt 100% tiêu chí bắt buộc (137 tiêu chí) và 80% tiêu chí khuyến khích
- 3 sao: đạt 100% tiêu chí bắt buộc (184 tiêu chí) và 80% tiêu chí khuyến khích
- 4 sao: đạt 100% tiêu chí bắt buộc (239 tiêu chí) và 80% tiêu chí khuyến khích
- 5 sao: đạt 100% tiêu chí bắt buộc (270 tiêu chí) và 80% tiêu chí khuyến khích
Tham khảo thêm về tiêu chuẩn xếp hạng sao tại đây để biết khách sạn như nào được đánh giá là khách sạn 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao và 5 sao.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các loại hình kinh doanh khách sạn ở Việt Nam hiện nay
II. Làm gì để kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng hiệu quả?
Theo thống kê của Sở Du lịch, hiện nay ở Việt Nam có vô số khu nghỉ dưỡng đã và đang trong quá trình xây dựng và hoạt động tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong ngành. Chính vì vậy để kinh doanh một khu resort lớn là điều chưa bao giờ dễ dàng. Để không bị đào thải khỏi ngành đòi hỏi chủ đầu tư cần có kiến thức, kỹ năng và những phương pháp kinh doanh hiệu quả.
1. Tạo một kế hoạch kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng
Đây là bước đầu tiên quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng nói chung. Với đặc điểm về quy mô xây dựng, tính phức tạp trong thiết kế và thi công, dự án đầu tư resort cần một nguồn vốn rất lớn. Bản kế hoạch chi tiết và tiềm năng mang lại lợi nhuận sẽ thu hút sự quan tâm của các chủ đầu tư và ngân hàng góp vốn.
Khi thiết kế một kế hoạch kinh doanh, bạn cần lưu ý những yếu tố sau: nguồn vốn đầu tư (vốn chủ sở hữu, vốn cổ đông và vốn vay nợ), chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh resort (chi phí điện nước, an ninh, chi phí nhân công, chi phí dịch vụ thuê ngoài, chi phí quản lý,…), giấy phép và các thủ tục đăng ký kinh doanh, thời gian ước tính hoàn thành dự án, khả năng thu hồi vốn cho các nhà đầu tư. Mô tả tầm nhìn về tiềm năng phát triển và lợi nhuận trong tương lai trên các tiền đề vững chắc giúp củng cố niềm tin cho ngân hàng và các cổ đông được truyền cảm hứng thực hiện dự án.
2. Lựa chọn địa điểm phù hợp
Vị trí “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” là yếu tố quan trọng quyết định thành công cho hoạt động kinh doanh khách sạn. Không nên quyết định địa điểm một cách vội vã, hãy kiểm tra kỹ các nguồn lực của bạn: ngân sách, mục tiêu và định hướng kinh doanh trong tương lai để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho khách sạn của bạn, giúp khách hàng mục tiêu dễ dàng nhận biết và tìm đến khách sạn.
Bên cạnh vị trí xây dựng, lựa chọn đầu tư các loại hình vui chơi, nghỉ dưỡng, các khu vực phòng nghỉ cũng rất cần thiết. Trong quần thể kiến trúc khách sạn, chủ đầu tư có thể xây dựng thêm các bể bơi, nhà sàn, căn hộ gia đình, phòng đơn, phòng đôi hoặc các khu mua sắm, nông trại, chăm sóc sức khỏe đáp ứng các nhu cầu đa dạng của du khách. Tùy thuộc vào vị trí, resort của bạn có thể là thiết kế hiện đại theo phong cách phương Tây hoặc độc đáo phương Đông. Dù là phong cách nào, thì hãy đảm bảo tính thẩm mỹ, sự tinh tế và trang bị cơ sở vật chất chất lượng thu hút sự chú ý của khách hàng.
3. Xây dựng chiến lược marketing cho khách sạn nghỉ dưỡng
Với loại hình kinh doanh dịch vụ, khách sạn có thể tham khảo chiến lược marketing mix 7P bao gồm Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá), People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing).
Hãy đảm bảo khách sạn của bạn cung cấp dịch vụ chất lượng với mức giá hợp lý, xây dựng năng lực cạnh tranh cốt lõi từ những thế mạnh của khách sạn khác biệt so với những đối thủ cùng ngành. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ nhân viên có thái độ và nghiệp vụ khách sạn chuyên nghiệp giúp khách sạn ghi điểm trong mắt khách hàng, từ đó gia tăng giá trị thương hiệu của khách sạn.
Khi khách sạn nghỉ dưỡng đi vào hoạt động, truyền thông để tạo tiếng vang đối với công chúng mục tiêu là điều không thể thiếu. Một số cách quảng bá khu nghỉ dưỡng phổ biến là viết blog, thiết kế website, fanpage riêng cho khách sạn hoặc phát tờ rơi, catalog cho cơ sở cộng đồng, khu vực đông dân cư, cửa hàng và doanh nghiệp trong khu vực. Chủ đầu tư có thể xây dựng một đội ngũ marketing riêng cho khách sạn hoặc sử dụng các dịch vụ marketing thuê ngoài để truyền thông cho khách sạn.
>>> Thông tin chi tiết: Chiến lược marketing khách sạn – quyết định sự thành công của khách sạn
Nếu bạn đang ấp ủ dự án kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng hay đang đau đầu tìm ra phương hướng kinh doanh hiệu quả trong bối cảnh thị trường nhiều biến động thì những thông tin trên vô cùng cần thiết với bạn. Xem thêm những chia sẻ của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh khách sạn khác. Chúc bạn thành công!