Kinh doanh khách sạn 3 sao và những điều nhất định phải biết
Kinh doanh khách sạn 3 sao

Kinh doanh khách sạn 3 sao và những điều nhất định phải biết

Xếp hạng sao là một trong những tiêu chí được sử dụng để phân loại khách sạn. Xếp hạng sao là điều kiện thiết yếu, với mục đích quảng bá, khẳng định tên tuổi của một khách hàng đạt chuẩn được các cơ quan thẩm quyền công nhận. Vậy một khách sạn được xếp hạng 3 sao có những tiêu chuẩn gì? Kinh doanh khách sạn 3 sao như thế nào để hiệu quả? Hãy cùng Design Webhotel tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

I. Tiêu chuẩn đăng ký xếp hạng khách hạng 3 sao

Theo luật du lịch, Tổng cục Du lịch có thẩm quyền thẩm định, công nhận khách sạn hạng 04 sao và hạng 05 sao, Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh có thẩm quyền thẩm định, công nhận khách sạn hạng 01 sao, hạng 02 sao và hạng 03 sao.

Các tiêu chí đánh giá khách sạn chuẩn 3 sao, bao gồm:

  • Vị trí: thuận lợi, dễ tiếp cận, môi trường cảnh quan đẹp.
  • Thiết kế kiến trúc phù hợp yêu cầu kinh doanh, các khu vực dịch vụ được bố trí hợp lý, thuận tiện. Nội, ngoại thất được thiết kế, bài trí đẹp, hợp lý, sang trọng, đường vào đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng, khu vực phòng ngủ cách âm tốt.
  • Số lượng phòng ngủ: 50 phòng
  • Nơi để xe: cách khu vực khách sạn tối đa 200m, nơi để xe cho khách trong khách sạn 5% số buồng ngủ, thuận tiện, an toàn, thông gió tốt. Đối với khách sạn nghỉ dưỡng: nơi để xe trong khu vực khách sạn cho 50% số buồng ngủ, với khách sạn bên đường cho 100% số buồng ngủ.
  • Có khu vực sảnh đón tiếp từ 10m2 đến 35m2, phòng vệ sinh nam nữ riêng và khu vực hút thuốc riêng, khu vực bếp, nhà hàng, quầy bar, 
  • Diện tích buồng ngủ: buồng ngủ giường đơn 18 m2, giường đôi 22 m2, gồm phòng ngủ và phòng vệ sinh.
  • Trang bị hệ thống điện, cấp + thoát nước, internet, các cơ sở vật chất thiết yếu như chăn gia gối đệm, điều hòa, nóng lạnh, phòng cháy chữa cháy
  • Dịch vụ: có quy trình phục vụ, phục vụ đúng kỹ thuật nghiệp vụ, thân thiện, nhiệt tình, có trách nhiệm. Hỗ trợ 24/24, vệ sinh buồng ngủ 1 ngày/lần, phục vụ ăn uống (ăn sáng, trưa, chiều, tối, ăn uống tại phòng…)…
Kinh doanh khách sạn 3 sao
Tiêu chí xếp hạng khách sạn 3 sao

>>> Xem ngay: Những rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh khách sạn mà bạn cần biết

II. Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn 3 sao hiệu quả

1. Cơ cấu tổ chức kinh doanh khách sạn 3 sao

  • Ban quản lý điều hành: Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Thư ký tổng giám đốc, Trợ lý tổng giám đốc
  • Bộ phận lễ tân: Trưởng bộ phận lễ tân, Quản phòng khách sạn, Trợ lý trưởng bộ phận lễ tân, Giám sát bộ phận lễ tân, Nhân viên lễ tân, Nhân viên đặt phòng, Nhân viên hỗ trợ khách hàng, Nhân viên hành lý, Nhân viên đứng cửa
  • Bộ phận buồng phòng: Trưởng bộ phận buồng phòng, Nhân viên làm phòng, Nhân viên giặt là, Nhân viên kho vải, Nhân viên điều phối, Nhân viên làm vườn/diệt côn trùng, Nhân viên vệ sinh công cộng, Nhân viên phòng thay đồ
  • Bộ phận ẩm thực và khu bếp: Trưởng bộ phận ẩm thực, Tổ trưởng, Nhân viên phục vụ, Nhân viên đứng cửa, Nhân viên tiếp thực, Nhân viên tiệc, Nhân viên pha chế thức uống… Ngoài ra, khu vực bếp có bếp trưởng, bếp phó, nhân viên bếp, phụ bếp, rửa bát.
  • Bộ phận tài chính, nhân sự: Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp, Kế toán thanh toán, Nhân viên kế toán nội bộ, Nhân viên mua hàng, Thủ quỹ, Nhân viên thu ngân
  • Bộ phận nhân sự: Trưởng phòng nhân sự, Nhân viên nhân sự, Thư ký nhân sự
Kinh doanh khách sạn 3 sao
Cơ cấu tổ chức khách sạn 3 sao

2. Đào tạo đội ngũ nhân viên

Khách sạn 3 sao là khách sạn có quy mô trung bình, không quá lớn khi khách sạn 5 sao nhưng cũng không quá nhỏ như khách sạn mini. Vì vậy, việc tạo lợi thế cạnh tranh từ yếu tố con người là giải pháp kinh doanh hiệu quả cho mô hình này.

Đào tạo đội ngũ nhân viên có chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời có thái độ tốt trong công việc làm tăng tính chuyên nghiệp cho khách sạn, khuyến khích khách hàng quay lại. Quản lý hoặc chủ khách sạn nên thường xuyên đưa ra các chương trình gắn kết nhân viên, khen thưởng cho những cá nhân thành tích tốt và có hình thức xử phạt công bằng với trường hợp vi phạm quy định khách sạn. Điều này tạo động lực cho nhân viên cố gắng hoàn thành tốt công việc, thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.

Kinh doanh khách sạn 3 sao
Nhân viên là yếu tố then chốt kết nối giữa khách sạn và khách hàng

3. Xây dựng chiến lược kinh doanh khách sạn 3 sao từng mùa

Khách sạn là lĩnh vực kinh doanh theo mùa, mùa cao điểm và mùa thấp điểm. Trong những tháng cao điểm, số lượng khách hàng đông, số lượng phòng hầu như là không đủ để đáp ứng nhu cầu khách hàng, đặc biệt là khách sạn được xây dựng ở những địa điểm du lịch nổi tiếng.

Nhưng ngược lại, trong mùa thấp điểm, doanh số khách hàng ở mức rất thấp ảnh hưởng đến việc duy trì hoạt động kinh doanh khách sạn 3 sao. Để đảm bảo mức doanh thu và lợi nhuận ổn định, các nhà quản trị cần xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với từng thời điểm, tập trung chăm sóc khách hàng trong mùa cao điểm, tặng voucher giảm giá dịch vụ để khuyến khích họ quay lại trong mùa thấp điểm.

Kinh doanh khách sạn 3 sao
Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp theo mùa

Bên cạnh đó, những khách sạn 3 sao có thể tìm kiếm các giải pháp bán phòng hiệu quả thông qua một số đại lý du lịch hoặc các trang web bán phòng trực tuyến, tích hợp các chương trình khuyến mại hấp dẫn trên website khách sạn để thu hút khách hàng. Có thể nói đây là hướng đi tất yếu để khách sạn có thể cạnh tranh với các đối thủ, từ đó gia tăng lợi nhuận.

Kinh doanh khách sạn 3 sao như thế nào để hiệu quả và thu được lợi nhuận nhanh nhất luôn là một bài toán khó với các chủ đầu tư. Hy vọng những kinh nghiệm được chúng tôi chia sẻ qua bài viết trên sẽ giúp bạn tìm ra phương hướng kinh doanh đúng đắn trong thời gian tới.

>>> Thông tin thêm: 

Thế nào là thiết kế website khách sạn đẹp? Lưu ý để có một website khách sạn đẹp 

Marketing mix trong khách sạn là gì? Một số chiến lược marketing mix tiêu biểu