Mục lục
Trong một vài năm trở lại đây, Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, kéo theo đó là sự phát triển của dịch vụ lưu trú, đặc biệt là kinh doanh khách sạn. Được mệnh danh là ngành kinh doanh “một vốn bốn lời”, kinh doanh khách sạn thu hút được nhiều sự quan tâm của chủ đầu tư khắp cả nước. Vậy có nên kinh doanh khách sạn không? Cần làm gì khi tham gia vào thị trường này? Hãy cùng Design Webhotel tham khảo qua bài viết dưới đây.
I. Kinh doanh khách sạn là gì?
Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, bao gồm tối thiểu 10 phòng ngủ, các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu lưu trú, nghỉ dưỡng, ăn uống của khách hàng, đảm bảo các quy định về an toàn trật tự, an ninh công cộng, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Các sản phẩm kinh doanh khách sạn chủ yếu là dịch vụ lưu trú và ăn uống. Ngoài ra một số khách sạn sẽ cung cấp khách hàng các dịch vụ đi kèm như spa, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí,… Tùy mục tiêu và nguồn lực mà các dịch vụ của các khách sạn sẽ khác nhau, có những dịch vụ khách phải trả tiền và các dịch vụ khách sạn cung cấp miễn phí.
Các loại hình khách sạn phổ biến hiện nay bao gồm:
- Khách sạn nghỉ dưỡng (resort): cơ sở lưu trú được xây dựng thành một quần thể gồm nhiều biệt thự, hạng phòng khác nhau … phù hợp với các khách hàng muốn nghỉ dưỡng, dưỡng bệnh. Các khách sạn nghỉ dưỡng thường được xây dựng ở ngoại thành các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh hoặc những địa điểm du lịch nổi tiếng như Hòa Bình, Vĩnh Phúc,..
- Khách sạn thương mại: cơ sở lưu trú phục vụ khách hàng doanh nhân, người đi công tác và ngày nay đã mở rộng ra khách hàng du lịch có thời gian lưu trú ngắn hạn.
- Khách sạn sân bay: khách sạn được xây dựng xung quanh các sân bay lớn: sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội Bài,.. đáp ứng nhu cầu lưu trú tạm thời của khách hàng di chuyển bằng máy bay.
- Khách sạn bình dân: loại hình khách sạn này dành cho đa dạng các đối tượng khách hàng, từ sinh viên, nhân viên văn phòng đến khách du lịch yêu cầu cơ bản về dịch vụ lưu trú.
>>> Thông tin thêm: Tình hình và tiềm năng kinh doanh khách sạn ở Việt Nam hiện nay
II. Có nên kinh doanh khách sạn không?
Du lịch phát triển, kinh doanh khách sạn một vài năm gần đây có dấu hiệu bùng nổ và được nhiều chủ đầu tư quan tâm. Để trả lời cho câu hỏi “Có nên kinh doanh khách sạn không”, chúng ta hãy tìm hiểu những cơ hội và thách thức trong kinh doanh khách sạn là gì trước nhé!
1. Tiềm năng của hoạt động kinh doanh khách sạn
Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch, có tới hơn 10 triệu khách du lịch ghé thăm Việt Nam mỗi năm. Bên cạnh đó, du lịch trong nước cũng rất phát triển, người dân đổ về các điểm du lịch với số lượng lớn. Điều này cho thấy những tín hiệu đáng mừng của ngành du lịch Việt Nam, đồng thời nó còn là điều kiện để phát triển kinh doanh khách sạn nội địa.
Kinh doanh khách sạn được chuyên gia đánh giá là ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, mức độ rủi ro thấp, đặc biệt là những khách sạn gần khu du lịch nổi tiếng, trong trung tâm thành phố lớn. Với những nhà đầu tư có nguồn vốn thấp, quỹ đất nhỏ có thể xây dựng khách sạn mini, khách sạn nhỏ, khả năng thu hồi vốn nhanh; ngược lại đầu tư vào những dự án lớn sẽ thu được mức lợi nhuận cao hơn.
Các khách sạn ngoài kinh doanh dịch vụ lưu trú có thể mở rộng thêm các dịch vụ khác như nhà hàng, tổ chức hội thảo, hội nghị, kết hợp nghỉ dưỡng với vui chơi, giải trí, cho thuê xe, thuê hội trường… Những dịch vụ này giúp khách sạn thu hút thêm các khách hàng tiềm năng, gia tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh.
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học – kỹ thuật, các khách sạn không chỉ bán hàng bằng phương thức truyền thống mà đang chuyển dần sang kinh doanh trực tuyến. Fanpage, Website là công cụ hữu hiệu tăng khả năng kết nối của khách sạn với khách hàng tiềm năng. Một Website được thiết kế với giao diện đẹp, tốc độ tải trang nhanh tạo ấn tượng tốt đẹp với khách hàng. Ngoài ra, khách sạn có thể tích hợp các chương trình khuyến mại và đặt phòng trực tuyến ngay trên website của mình, qua đó nâng cao doanh thu cho khách sạn.
>>> Tham khảo thêm: Thiết kế website đặt phòng khách sạn – cần thiết cho kinh doanh khách sạn
2. Những bất cập trong kinh doanh khách sạn
- Quy trình đăng ký kinh doanh phức tạp, nhiều thủ tục.
Theo quy định của pháp luật, để đăng ký kinh doanh khách sạn, chủ đầu tư cần phải xác minh rất nhiều thủ tục: từ thân phận người đại diện, giấy chứng nhận đảm bảo cơ sở vật chất, giấy chứng nhận an toàn trật tự, an ninh công cộng, phòng cháy chữa cháy,… Các giấy tờ, thủ tục này cần được hoàn thiện trong không quá 20 ngày khi khách sạn đi vào hoạt động.
>>> Xem thêm: Đăng ký kinh doanh khách sạn ở đâu? Thủ tục và hồ sơ xin giấy phép như thế nào?
- Cạnh tranh gay gắt
Vì mức lợi nhuận khách sạn mang lại, ngày càng nhiều chủ đầu tư tham gia vào các dự án xây dựng khách sạn. Các khách sạn được xây dựng ồ ạt, cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ khác nhau phục vụ khách hàng, đặc biệt là các địa điểm du lịch nổi tiếng. Trong các mùa thấp điểm, các khách sạn đua nhau giảm giá phòng, thực hiện chương trình khuyến mãi, tặng kèm thu hút khách hàng. Những chủ đầu tư không đủ nguồn lực về vốn và nhân sự rất dễ bị đào thải khỏi ngành.
- Những rủi ro trong quá trình quản lý và hoạt động.
Quản lý khách sạn đòi hỏi rất nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm bởi đặc thù sản phẩm là dịch vụ sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động. Những trường hợp xấu có thể xảy ra như hỏa hoạn, tệ nạn xã hội, vi phạm quy định pháp luật,… đều cần được xử lý kịp thời để không ảnh hưởng đến hình ảnh khách sạn.
>>> Thông tin hữu ích: Muốn kinh doanh khách sạn cần những gì? Kinh doanh khách sạn cần điều kiện gì?
Chủ đầu tư cần chú trọng trong khâu tuyển dụng nhân sự, từ cấp quản lý đến tiếp tân, nhân viên an ninh, nhân viên kinh doanh. Con người là yếu tố quyết định thành công của tổ chức, vì vậy chú trọng đào tạo và phát triển nhân viên đảm bảo sự phát triển bền vững của khách sạn trong tương lai.
Kinh doanh khách sạn là lĩnh vực hấp dẫn nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức. Kế hoạch kinh doanh cần được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả hoạt động, từ đó mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư. Với những thông tin hữu ích trên, hy vọng bạn có thể đưa ra quyết định chính xác có nên kinh doanh khách sạn không. Chúc bạn thành công.